A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài.
Kỷ luật hành chính là những yêu cầu về tính trách nhiệm đặt ra đối với cán bộ, công chức của bộ máy hành chính trong khi thi hành công vụ trên mỗi một vị trí công tác của mình trong bộ máy hành chính nhà nước.
Trong thời gian qua, việc thực hiện các quy định của Trung ương, của tỉnh, thành phố về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa, văn minh công sở đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc quán triệt thực hiện. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc, chất lượng công tác tham mưu, tiến độ giải quyết công việc, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước, thái độ phục vụ Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Tuy nhiên, tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa khắc phục triệt để hạn chế, một số cán bộ, công chức còn có biểu hiện lơ là, chưa nghiêm túc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ; còn xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền; thậm chí đẩy việc lên cấp trên, sang các cơ quan, đơn vị khác hoặc có trường hợp không thực hiện nhiệm vụ được giao; công tác phối hợp giữa một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết công việc có lúc, có việc còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; thiếu chủ động, quyết liệt dẫn đến việc triển khai, thực hiện một số công việc, nhiệm vụ được giao chậm tiến độ, chất lượng tham mưu chưa bảo đảm yêu cầu; vẫn còn một số cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi nhiệm vụ công vụ.
2. Lý do chọn đề tài
Những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước ở phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; tiến độ thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường có lúc, có nơi chưa kịp thời; công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa được quan tâm đúng mức, việc phát hiện vi phạm và xử lý chưa kịp thời, vẫn còn tình trạng nể nang, bao che... Một bộ phận cán bộ, công chức ý thức, trách nhiệm chưa cao, đạo đức công vụ chưa tốt, chưa thực sự là công bộc của dân; vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính như đi muộn, về sớm, giải quyết việc riêng trong giờ hành chính; làm việc hình thức, đối phó, né tránh trách nhiệm; giao tiếp, ứng xử thiếu chuẩn mực,….
Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; dẫn đến quá trình xử lý công việc bị chậm trễ, gây cản trở và trực tiếp làm giảm hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền; làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên do: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của một cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt. Mối quan hệ công tác giữa cấp ủy đảng với chính quyền có lúc, có việc chưa rõ ràng. Phương pháp quản lý cán bộ, công chức chưa phù hợp, chưa phát huy được năng lực, sở trường, thiếu đổi mới, sáng tạo. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chưa thực sự hiệu quả. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế thiếu thường xuyên; chưa gắn việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính vào việc đánh giá, xếp loại đối với tổ chức đảng, đảng viên, tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức hằng năm.
Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu còn hạn chế. Chưa phát huy tốt vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; công tác kiểm tra, giám sát chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa thường xuyên nên việc phát hiện cán bộ, công chức vi phạm chưa kịp thời, xử lý thiếu nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe, giáo dục...
Với cương vị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan, tôi lựa chọn nội dung “Một số giải pháp nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính tại Ủy ban nhân dân phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm để đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thời gian tới.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: UBND phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2022 đến 30/9/2023.
3.2. Đối tượng
Toàn thể cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, hợp đồng lao động trong cơ quan UBND Phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài trình bày thực trạng, đề ra các giải pháp để nhằm mục đích: Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, người lao động. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động theo hướng chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và hiệu quả. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của chính quyền với nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống chính trị từ Đảng ủy, HĐND, UBND, Mặt trận và các tổ chức thành viên vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân; phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành pháp luật. Tạo động lực cho mỗi cán bộ, công chức tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tác phong làm viêc; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, hợp đồng lao động về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Từ đó giúp cho sự quản lý, điều hành của cả hệ thống chính trị, mang lại niềm tin cho nhân dân và cộng đồng. Đề tài dễ áp dụng, dễ thực hiện không đòi hỏi kinh phí tốn kém. Trong đề tài đã đề cập, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nêu ra Những việc phải thực hiện thường xuyên, không được làm. Đặc biệt phải nêu cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Bên cạnh đó phải Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng hội họp, thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, tổng hợp và có sơ kết, tổng kết, khen thưởng, phê bình, kỷ luật để nâng cao vai trò tự chủ động của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách và hợp đồng lao động của địa phương.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án văn hóa công vụ;
2. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;
3. Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
4. Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện
Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
5. Kết luận số 29-KL/TU ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc về tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, người lao động và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
6. Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 về việc Ban hành Quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
7. Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/04/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh;
8. Quyết định 317/QĐ-UBND ngày 14/02/2022 của UBND thành phố về “Quy định trách nhiệm, cách thức công khai xin lỗi của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh khi xảy ra trường hợp gây khó khăn, phiền hà hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính”;
9. Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND thành phố về ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động... Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị để xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tiếp tục thực hiện các quy định của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về kỷ luật, kỷ cương hành chính.
10. Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 09/3/2022 của UBND thành phố về Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trên địa bàn thành phố năm 2022;
11. Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND phường Đại Nài về Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động năm 2022.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, việc thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính tại phường Đại Nài đã có những chuyển biến tích cực, đến nay nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động đã có chuyển biến rõ nét đạt được những kết quả tốt. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng lên, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế sau: Trách nhiệm của người đứng đầu chưa được nêu cao, chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; một số cán bộ, công chức chưa thực hiện nghiêm túc về giờ giấc làm việc, hội họp; vẫn còn tình trạng tận dụng thời gian làm việc để giải quyết việc riêng; chưa kịp thời biểu dương, phê bình, nêu cao tình thần tự giác của cán bộ, công chức. Việc giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp tại một số lĩnh vực vẫn còn tình trạng chưa đúng hạn…
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
1. Nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; đảm bảo chuẩn mực về văn hoá công vụ, đạo đức công vụ. Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên vê đẩy mạnh cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ. Tiếp tục kế thừa, tập trung xây dựng cơ quan đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả...; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, đề cao trách nhiệm nêu gương và tinh thần gương mẫu của người đứng đầu.
Chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm và bảo đảm tính khả thi; đồng thời, phải thường xuyên đôn đốc, đánh giá, kiểm tra, giám sát đến kết quả cuối cùng. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh trong thực thi công vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới, sáng tạo và khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Chủ động xử lý công việc theo thẩm quyền, tăng cường phối hợp, không đùn đẩy trách nhiệm; bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh phô trương, hình thức. Tư tưởng chỉ đạo trong xử lý công việc là suy nghĩ phải kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. Đối với những vấn đề đột xuất, bất ngờ phải nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn và căn cứ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để có giải pháp phù hợp và xử lý công việc đạt hiệu quả cao nhất.
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc trong cơ quan; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc của đơn vị. Phân cấp, phân quyền, cụ thể hoá trách nhiệm đến từng cá nhân gắn với tăng cường tự kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính, kết quả thực thi công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, ngăn chặn tệ “tham nhũng vặt”, biểu hiện nhũng nhiễu phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Nêu cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, gương mẫu đi đầu trong thực thi nhiệm vụ công tác, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, giao tiếp, ứng xử hài hòa, mẫu mực trong cơ quan, đơn vị, nơi cư trú; luôn biết tự trọng và quý trọng danh dự. Khi có khuyết điểm phải thẳng thắn nhận và tập trung khắc phục; luôn yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và cấp dưới. Bảo vệ danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động thuộc quyền quản lý. Luôn tạo niềm tin, cảm hứng cho cán bộ cấp dưới nỗ lực trong công tác, rèn luyện. Công tâm, khách quan, không dọa dẫm, trù dập cấp dưới; không áp đặt định kiến cá nhân khi nhận xét, đánh giá cán bộ; bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp để phát huy năng lực, sở trường công tác; thực hiện tốt trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ kế cận. Chịu trách nhiệm liên đới nếu để cán bộ, công chức, người lao động thuộc quyền quản lý vi phạm kỷ luật, kỷ cương và các quy định pháp luật. Gương mẫu đi đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; chịu trách nhiệm nếu để cấp dưới do mình quản lý, phụ trách xảy ra vi phạm.
Ngoài ra, hằng tháng thông qua lễ chào cờ, hội nghị, sinh hoạt định kỳ của cấp ủy, chuyên môn, thường xuyên quán triệt các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước và Kết luận số 29-KL/TU (11 việc phải thực hiện thường xuyên, 10 việc không được làm) trong cán bộ, công chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhất là thời gian giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh, xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
4. Tiếp tục nâng cao chất lượng hội họp: Các cuộc họp cơ bản phải được bố trí trong chương trình công tác; chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng nội dung, gửi tài liệu cho đại biểu đảm bảo thời gian nghiên cứu; đại biểu dự họp phải chấp hành nghiêm quy định về hội họp, tuyệt đối không sử dụng điện thoại, máy tính cá nhân để làm việc riêng; không xử lý các công việc khác ngoài nội dung, tính chất của cuộc họp. Ý kiến thảo luận ngắn gọn, trọng tâm, rõ quan điểm; khuyến khích phản biện, đối thoại, tranh luận trực tiếp tại cuộc họp; không lấy diễn đàn hội nghị để báo cáo thành tích tập thể, cá nhân hoặc bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín người khác. Chủ trì điều hành và kết luận cuộc họp, hội nghị ngắn gọn, trọng tâm, phân công nhiệm vụ cụ thể, có thời hạn thực hiện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Các bộ phận chuyên môn được giao nhiệm vụ phải kịp thời triển khai kết luận sau cuộc họp, hội nghị; phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
5. Nâng tầm việc thực hiện các quy định, quy chế, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ từ trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể thành phong trào thi đua rộng khắp và trở thành sự tự trọng công việc, tự trọng nghề nghiệp, tự trọng vị trí việc làm của mỗi cán bộ, công chức, người lao động. Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức, cán bộ, công chức. Thực hiện khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ; không xét khen thưởng đối với cán bộ, công chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc chậm tham mưu, tham mưu không đúng quy định, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc được giao. Trường hợp có hành vi vi phạm thì thực hiện xem xét xử lý kỷ luật nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Tổ chức đánh giá cán bộ, công chức, người lao động nghiêm túc, công tâm, khách quan, công bằng, thực chất, đúng năng lực, bằng sản phẩm cụ thể, làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, người lao động năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, tín nhiệm thấp.
IV. HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SÁNG KIẾN.
Nội dung sáng kiến phù hợp với thực tiễn hiện nay, dễ áp dụng và thực hiện, phù hợp với các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ sở.
Đây là những giải pháp cơ bản, hợp lý, rất thiết thực, có thể giới thiệu cho các đơn vi cùng tham khảo và thực hiện linh hoạt, sáng tạo tùy theo tình hình cụ thể từng đơn vị để mang lại hiệu quả cao nhất.
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI
Đây là những giải pháp cơ bản, hợp lý, đầy tính thực tiễn, dễ áp dụng có thể giới thiệu cho các đơn vị xã phường tham khảo và thực hiện linh hoạt, sáng tạo tùy theo tình hình cụ thể của đơn vị mình để đạt hiệu quả cao nhất.
VI. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN.
Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số giải pháp nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính tại Ủy ban nhân dân phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh” là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, nhằm nâng cao chất lượng kỷ luật kỷ cương hành chính. Sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính tại cơ quan.
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
- Tiếp tục tăng cư ng công tác tuyên truyền phổ biến quán triệt các văn bản chỉ đao của Trung ương của tỉnh về cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương hành chính; khai thác và sử dung hiệu quả các phương tiện truyền thông, Trang thông tin điện tử tai của các cơ quan đơn vi để thưc hiện tuyên truyền đạt hiệu quả.
- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ cách hành chính; đẩy mạnh thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính đăc biệt là các vị trí tiếp dân giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa một cửa liên thông; nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 mức độ 4.
2. Những kiến nghị, đề xuất:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính; đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính với công dân tổ chức.
Kiện toàn tổ chức và đổi mới quy chế hoạt động của bộ máy hành chính, tạo khuôn khổ luật pháp thống nhất cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính.
Tiếp tục đổi mới chế độ công vụ quy chế công chức và tăng cư ng các biện pháp hữu hiệu đ thực hiện nghi m túc.
Thiết nghĩ trong thời gian tới, nếu thực hiện các giải pháp đồng bộ cùng việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính sẽ tạo bước chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ và văn hóa công sở. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của các cơ quan hành chính, chính quyền các cấp đối với tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính ở địa phương./.
|
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Phạm Mạnh Hiền
|