A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh nghiên cứu:
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của HĐND, chỉ đạo thực hiện của UBND, phối hợp của UBMTTQ và các Đoàn thể phường, công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của phường Đại Nài được thực hiện theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân: Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Địa phương đã quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân. Theo đó, đã ban hành văn bản bố trí cán bộ, công chức trực tiếp công dân thường xuyên, ban hành lịch tiếp công dân định kỳ của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND. Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư bước đầu đã có những kết quả tích cực, đã duy trì và tổ chức tốt công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo quy định. Nhờ thực hiện tốt việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư nên trong những năm gần đây, đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm, hiện nay chủ yếu các đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến lĩnh vực đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất, cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất có nguồn gốc trước năm 1980, thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, lĩnh vực môi trường đô thị, về khách quan lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Đại Nài nói riêng cũng như toàn thành phố Hà Tĩnh nói chung có nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý do lịch sử để lại, những năm qua UBND thành phố Hà Tĩnh, UBND phường Đại Nài đã tập trung nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề, vụ việc tồn đọng, đặc biệt là trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSD đất. Ngoài tiếp dân thường xuyên và định kỳ theo quy định, đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường đã thực hiện tốt việc đối thoại trực tiếp với Nhân dân theo quy chế. Thông qua công tác tiếp công dân đã tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách pháp luật cho Nhân dân. Nhờ làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương được đảm bảo, góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư vẫn còn có một số tồn tại:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền chưa được thường xuyên, tập trung cao.
- Công tác phối hợp tham gia của UBMTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội địa phương trong việc tham gia tuyên truyền, phản biện đối với công tác tiếp công dân tại một số vụ việc giải quyết đơn thư chưa thật chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
- Việc phân loại để xử lý đơn thư gặp khó khăn, do người gửi đơn tiêu đề không đúng với nội dung ghi trong đơn.
- Công dân khi có việc là đến trụ sở yêu cầu được giải quyết không thực hiện theo lịch quy định.
- Cơ sở vật chất còn thiếu nên phòng tiếp công dân phải bố trí chung với phòng họp.
- Có nhiều vụ việc phường đã giải quyết, thông qua tổ chức họp hòa giải vụ việc không thành (tranh chấp đất đai), UBND phường hướng dẫn thực hiện khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng công dân vẫn không nhất trí, yêu cầu tiếp tục được giải quyết tại địa phương nên dẫn đến vụ việc kéo dài.
- Tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực của một số cán bộ, công chức chuyên môn trong việc tham mưu giải quyết đơn thư thuộc lĩnh vực được giao còn có những hạn chế, tham mưu xữ lý chưa kịp thời, đúng quy trình, dẫn đến hiệu quả xữ lý đơn thư chưa cao.
II. Lý do chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư”:
Tiếp công dân là tạo điều kiện để Nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua công tác tiếp công dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó hơn, để Đảng và Nhà nước hiểu dân hơn và để cho Nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nước, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức.
Thông qua việc tiếp công dân, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dung không còn phù hợp. Đồng thời Đảng và Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước.
Giải quyết đơn thư (Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh) là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân sẽ củng cố và tăng niềm tin của Nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lợi đều thuộc về Nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của Nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện để giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhanh, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời lợi ích hợp pháp cho Nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tạo niềm tin của Nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các Nghị định, Thông tư cụ thể, hướng dẫn Luật ngày càng hoàn thiện, nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những kết quả tốt. Việc xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhanh hơn, đúng người, đúng việc và đúng thẩm quyền xử lý hơn, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường, giá cả bất động sản tăng mạnh, lịch sử quản lý đất đai trên địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở trên địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường. Có nhiều đơn phức tạp kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, kinh tế xã hội của địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế cũng như đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư trên địa bàn phường nhằm gắn những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu vào thực tiễn làm cơ sở lâu dài có tính chất định hướng cho công tác của bản thân cũng như đồng nghiệp trong thời gian tới.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu chất lượng hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của phường Đại Nài. Thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế về công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư từ năm 2021 đến nay và định hướng giải pháp đến năm 2025.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Tiếp công dân, giải quyết đơn thư là hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, để đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của công dân, quyền con người, quyền công dân, củng cố mối quan hệ giữa công dân với Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư, sẽ góp phần huy động sự tham gia rộng rãi của công dân vào hoạt động quản lý của nhà nước, quản lý xã hội, tạo động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, qua việc tiếp công dân, phần nào người dân cũng nhìn nhận, đánh giá được trình độ năng lực, thái độ phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức trực tiếp với mình, giải quyết đơn thư kịp thời, chính xác sẽ tạo được sự đồng tình trong cộng đồng, trong xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, cho cán bộ, nâng cao lòng tin của quần chúng xã hội vào các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của bộ máy chính quyền. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của Nhân dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của Nhân dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của Nhân dân đối với cán bộ, công chức góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Để triển khai thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, UBND phường phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
1. Đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng pháp luật.
2. Bảo đảm nguyên tắc công bằng, khách quan, bình đẳng.
3. Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa Nhà nước và công dân.
Thực hiện tốt được những nguyên tắc trên sẽ làm cho hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư ngày càng có hiệu quả hơn, được dân tin, kính trọng sẽ giúp cán bộ, công chức tiếp công dân thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thông qua công tác tiếp công dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý.
1. Cơ sở lý luận:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân do Luật Tiếp công dân quy định đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Cơ sở pháp lý:
- Quy định số 11- QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xữ lý những phản ánh, kiến nghị của công dân.
- Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;.
- Luật Khiếu nại số: 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018;
- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
- Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
- Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân;
- Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình xữ lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của công dân.
Chính quyền cơ sở là chủ thể duy nhất trong hệ thống chính trị các cấp có chức năng quản lý toàn diện, trực tiếp đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, thông qua công tác điều hành chính quyền cơ sở trực tiếp giải quyết công việc cụ thể với dân, mà hiệu qủa giải quyết công việc với dân chính là thước đo năng lực cán bộ, công chức của địa phương đó, là cái quyết định, củng cố xây dựng niềm tin của dân với chính quyền, của dân với Đảng. Đồng thời, chính quyền cơ sở là nơi triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân. Theo đó trước hết cấp ủy, chính quyền cần nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tiếp dân. Đây là biểu hiện cụ thể của quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, góp phần phát huy bản chất “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” “tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân”, xây dựng một xã hội dân chủ, đổi mới theo phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thể chế hóa kịp thời, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đem lại niềm tin cho Nhân dân, góp phần tích cực vào việc củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân ngày càng chặt chẽ. Đã thực hiện phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của bộ phận, cá nhân trong giải quyết các công việc có liên quan đến người dân. Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện kịp thời, đúng quy định ngay từ cơ sở. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường đã thực hiện tốt việc đối thoại trực tiếp với Nhân dân theo quy chế.
II. Thực trạng công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài.
1. Khái quát chung về địa phương:
Phường Đại Nài nằm ở phía nam thành phố Hà Tĩnh; Phía Bắc giáp phường Văn Yên, phường Nam Hà; Phía Nam giáp xã Thạch Bình; Phía Đông giáp xã Tượng Sơn; Phía Tây giáp xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà); Diện tích 426,2 ha; Dân số: 1.879 hộ với 6.350 người (cả tạm trú), được chia làm 08 tổ dân phố; Trong đó có 01 TDP (Tổ 10) là Công giáo toàn tòng; có 03 cơ sở tôn giáo: 01 chùa Phật giáo (chùa Cảm Sơn) và 02 nhà thờ họ Thiên chúa giáo (Yên Định và Núi Yên), có 262 hộ thiên chúa giáo với 1.028 giáo dân; có 48 cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn.
Đảng bộ phường có 11 chi bộ trực thuộc với 427 đảng viên, gần 500 đảng viên sinh hoạt theo Quy định 213 của Bộ Chính trị, hệ thống chính trị, chính trị xã hội từ phường đến tổ dân phố được cũng cố và hoạt động có hiệu quả. Đời sống của Nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và tham gia ngành nghề dịch vụ thương mại. Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể thành phố, cấp ủy, chính quyền phường Đại Nài đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; Nhân dân đồng tình đồng thuận cao nên đã thu được kết quả nhất định trên các lĩnh vực. Bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, nếp sống văn minh đô thị có những chuyển biến tích cực, thu nhập và mức sống của Nhân dân tăng lên đáng kể; Quốc phòng - An ninh được giữ vững.
2. Thực trạng và kết quả cụ thể công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư từ năm 2021 đến nay như sau:
2.1. Công tác tiếp công dân.
- Năm 2021:
Tổng số lượt tiếp: 15 lượt, số người được tiếp: 13 người; số vụ việc: 13 vụ. (tiếp lần đầu: 12 vụ, tiếp nhiều lần: 01 vụ); số đoàn đông người được tiếp: 0 lượt (số đoàn, số người, tiếp lần đầu, tiếp nhiều lần). Trong đó: Tiếp thường xuyên: 12 lượt; Tiếp của thủ trưởng (trực tiếp và ủy quyền): 01 lượt;
- Năm 2022:
Tổng số lượt tiếp: 15 lượt, số người được tiếp: 15 người; số vụ việc: 15 vụ. (tiếp lần đầu: 15 vụ, tiếp nhiều lần: 0 vụ); số đoàn đông người được tiếp: 0 lượt (số đoàn, số người, tiếp lần đầu, tiếp nhiều lần). Trong đó: Tiếp thường xuyên: 12 lượt; Tiếp của thủ trưởng (trực tiếp và ủy quyền): 03 lượt;
- 09 tháng năm 2023:
Tổng số lượt tiếp: 19 lượt, số người được tiếp: 19 người; số vụ việc: 19 vụ. (tiếp lần đầu: 19 vụ, tiếp nhiều lần: 0 vụ); số đoàn đông người được tiếp: 0 lượt (số đoàn, số người, tiếp lần đầu, tiếp nhiều lần). Trong đó: Tiếp thường xuyên: 17 lượt; Tiếp của thủ trưởng (trực tiếp và ủy quyền): 02 lượt;
2.2. Công tác giải quyết đơn thư.
Năm 2021:
- Phân loại theo nội dung (tổng số đơn, số vụ việc): 13 đơn
+ Khiếu nại: 0 đơn
+ Tố cáo: 0 đơn
+ Phản ánh, kiến nghị: 13 đơn
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết:
+ Thuộc thẩm quyền (số đơn, số vụ việc): 13 đơn
+ Không thuộc thẩm quyền (số đơn, số vụ việc): 0 đơn
Năm 2022:
- Phân loại theo nội dung (tổng số đơn, số vụ việc): 15 đơn
+ Khiếu nại: 01 đơn
+ Tố cáo: 0 đơn
+ Phản ánh, kiến nghị: 14 đơn
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết:
+ Thuộc thẩm quyền (số đơn, số vụ việc): 15 đơn
+ Không thuộc thẩm quyền (số đơn, số vụ việc): 0 đơn
09 tháng năm 2023:
- Phân loại theo nội dung (tổng số đơn, số vụ việc): 19 đơn
+ Khiếu nại: 02 đơn
+ Tố cáo: 01 đơn
+ Phản ánh, kiến nghị: 16 đơn
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết:
+ Thuộc thẩm quyền (số đơn, số vụ việc): 19 đơn
+ Không thuộc thẩm quyền (số đơn, số vụ việc): 0 đơn
2.3. Đánh giá kết quả tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Những kết quả đạt được: Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Thường trực Đảng ủy, UBND quan tâm, Hội đồng nhân dân phường thường xuyên giám sát đảm bảo quyền lợi của công dân, nên công tác tiếp dân giải quyết đơn thư đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã đi vào nề nếp và đạt hiệu quả.
Công tác tiếp dân thường xuyên UBND phường giao cho công chức Tư pháp – Hộ tịch, thực hiện tại phòng giao dịch một cửa, phòng tiếp công dân. Tất cả đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân đều được cập nhật, phân loại, ghi chép đầy đủ vào sổ tiếp công dân, đơn thư được đóng dấu công văn đến, sau đó chuyễn lãnh đạo giao cho các bộ phận chuyên môn tham mưu xữ lý.
Tiếp dân định kỳ của lãnh đạo địa phương, hằng tháng UBND phường đã ban hành thông báo tiếp công dân định kỳ đầy đủ, kịp thời, thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh, cổng thông tin điện tữ của phường.
Việc chỉ đạo xữ lý, trả lời đơn thư của công dân đã được tập trung chú trọng, thực hiện giải quyết đơn thư công dân kịp thời, đúng thời gian quy định. Đồng thời đã phát huy hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền vận động, giám sát, phản biện của UBMTTQ, các tổ chức Đoàn thể phường, liên đoàn cán bộ các Tổ dân phố, tăng cường hiệu quả các Tổ hòa giải cơ sở, giải quyết các mâu thuẩn tranh chấp bằng hòa giải tại cơ sở, giảm bớt các đơn thư, kiến nghị lên cấp trên.
b) Những tồn tại, hạn chế: Qua việc tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn và giải quyết đơn thư thực trạng vẫn còn tồn tại như sau:
- Thứ nhất, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ một số lĩnh vực chưa thực hiện đảm bảo đúng quy trình theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2018, hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Thứ hai, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã có tập trung, chú trọng tuy nhiên hiệu quả, mức độ lan tỏa chưa cao, dẫn đến sự am hiểu về Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo, người dân nắm bắt chưa được nhiều.
- Thứ ba, việc đối thoại theo quy chế giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân nội dung chưa nhiều, thành phần tham gia chưa đông, chỉ những người có việc mới lên tham gia đối thoại, có những nội dung đã được giải quyết nhiều lần nhưng người dân vẫn không thỏa mãn tiếp tục có đơn yêu cầu giải quyết tại phường.
- Thứ tư, việc xác định phân loại xử lý đơn, nội dung nào là khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị còn có những khó khăn đối cán bộ tiếp công dân và cán bộ được trực tiếp giao tham mựu xữ lý, còn có hiện tượng nhầm lẫn giải quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính với giải quyết dân sự, giữa khiếu nại và kiến nghị.
- Thứ năm, việc chủ động tham mưu xữ lý đơn của một số cán bộ công chức được giao còn có những hạn chế, một số đơn thư còn chưa được xữ lý kịp thời, dứt điểm theo đúng thời gian quy định, chất lượng tham mưu giải quyết còn có những hạn chế, hiệu quả thực tiễn chưa cao, một số đơn thư khiếu nại, tố cáo giải quyết chưa đúng quy trình, dẫn đến việc phải xữ lý nhiều lần, thời gian kéo dài.
III. Các biện pháp để nâng cao chất lượng tiếp công dân và giải quyết đơn thư.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo tổ chức thực hiện của chính quyền là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng cường hiệu quả pháp luật về tiếp dân giải quyết đơn thư:
Cấp ủy Đảng, chính quyền phải lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt các quan điểm của Đảng “về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tập trung chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của công dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu cấp ủy, trách nhiệm chỉ đạo thực hiện của người có thẩm quyền giải quyết đơn thư, đối với bộ phận chuyên môn được giao nhiệm vụ tiếp công dân phải phát huy tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân, tận tình hướng dẫn, tiếp nhận đơn thư, kiến nghị, phản ánh của công dân trung thực, khách quan, kịp thời, không có biểu hiện phân biệt đối xữ, sau khi tiếp nhận đơn, đóng dấu công văn đến, tiến hành vào sổ tiếp công dân, thực hiện phân loại đơn một cách chính xác, đầy đủ, đồng thời tham mưu cho người có thẩm quyền giải quyết đơn, giao cho các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm tham mưu xữ lý đơn, bộ phận cá nhân tham mưu xữ lý đơn thực hiện tìm hiểu các văn bản pháp luật, tiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ liên quan, có thể tiến hành thành lập tổ xác minh (nếu cần thiết theo quy định phải thành lập), thực hiện việc giải quyết nội dung đơn thư đảm bảo đúng thời gian, trình tự, gữi kết quả giải quyết, phúc đáp cho công dân và các bộ phận, cá nhân có liên quan bằng văn bản, chuyển báo cáo kết quả xữ lý đơn thư cho lãnh đạo địa phương, các phòng ban liên quan kịp thời, đúng quy định.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:
Xác định việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân là ưu tiên hàng đầu, chú trọng các giải pháp, cơ chế nâng cao ý thức pháp luật, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức về tiếp công dân và giải quyết đơn thư. đồng thời làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền, phỗ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và Nhân dân về các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành, nhất là Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản Luật, dưới Luật, Nghị định, Thông tư, quy định có liên quan để nâng cao ý thức pháp luật, cần đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư:
Tập trung phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên trong việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư. Đề cao vai trò các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Người cao tuổi, … trong công tác giải quyết đơn thư, tham gia vào quá trình này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên khi tham gia khiếu nại, tố cáo và đồng thời đóng vai trò vận động, thuyết phục, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho hội viên hiểu và thực hiện theo. Các tổ chức đoàn thể bố trí cán bộ có sự hiểu biết về pháp luật và có khả năng tuyên truyền vận động, phối hợp tham gia vào công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền. Từ đó, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng cũng như những kiến nghị, phản ánh của đoàn viên, hội viên, nhằm phục vụ tốt cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Kết hợp chặt chẽ công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo với quá trình cải cách thủ tục hành chính:
Tăng cường hiệu quả của công tác giải quyết kiến nghị phản ánh, khiếu nại, tố cáo cần nhiều giải pháp đồng bộ và phải trải qua một quá trình từ tiếp nhận, phân loại, thụ lý, giải quyết đơn. Nó gắn liền với cải cách hệ thống tư pháp, cải cách thủ tục hành chính, cần phải giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ, khoa học về thủ tục hành chính, quy định pháp luật trong quá trình tiếp công dân và giải quyết đơn thư.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo:
Cùng với phương án tiếp công dân, giải quyết đơn thư quy về một đầu mối ở mỗi cấp để thuận tiện trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đòi hỏi công tác này phải được ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để giúp cho người có thẩm quyền giải quyết nắm bắt được đầy đủ thông tin một cách kịp thời, chính xác. Địa phương phải tập trung ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị tin học trang bị đảm bảo cho các cán bộ, công chức đặc biệt là bộ phận tiếp công dân, đối với cán bộ công chức phải luôn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó có Hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tổng hợp, báo cáo, khai thác và tra cứu thông tin, tìm kiềm hồ sơ được tiến hành thuận lợi hơn.
Thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO TCVN 9001:2015 vào quy trình xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo để góp phần kiểm sát hiệu quả quá trình xử lý vụ việc đảm bảo đúng thời hạn quy định.
6. Tạo cơ chế chính sách thông thoáng cho các tổ chức, công dân tham gia hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo:
Đảm bảo tốt, đúng quy định về các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết đơn thư. Nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và thực hiện việc bảo vệ người khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật được đề cập ở nội dung trên cũng chính là tạo ra chính sách thông thoáng cho cá nhân, tổ chức tham gia tốt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
7. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân:
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được coi là giải pháp tổng hợp, thể hiện rõ nhất qua vai trò người dân trong tham gia giám sát các hoạt động và xây dựng chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp; đồng thời đưa công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thật sự đi vào nề nếp, có hiệu quả. Việc đối thoại trực tiếp với Nhân dân đã được UBND thành phố ban hành quy chế, một quý đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường đối thoại trực tiếp với Nhân dân trên địa bàn, thông qua đối thoại giúp cho chính quyền giải quyết những tồn đọng, bức xúc của Nhân dân, rút ngắn thời gian và đỡ tốn công sức hơn. Trước thực tế đang diễn ra, trọng tâm công tác dân vận chính quyền hiện nay là phải làm sao cho người dân không còn vướng mắc, khiếu nại và luôn đồng thuận, sẽ hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, vượt cấp và kéo dài trong Nhân dân.
8. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, trình độ năng lực của bộ phận chuyên môn tham mưu lĩnh vực tiếp công dân và giải quyết đơn thư.
Việc chú trọng, tập trung lãnh đạo của người đứng đầu cấp ủy, trách nhiệm chỉ đạo xữ lý giải quyết đơn thư của lãnh đạo chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, xác định rõ tầm quan trọng, tính cần thiết trong nhiệm vụ lãnh đạo thường xuyên của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy phường đối với công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, thực hiện đầy đủ lịch tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy, qua công tác tiếp công dân nắm bắt kịp thời đầy đủ các tâm tư nguyện vọng, kiến nghị, phản ánh, đề xuất của Đảng viên và Nhân dân, đồng thời lãnh đạo, giao các bộ phận tiếp nhận và xữ lý kịp thời, đúng quy trình. Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân theo Quy định số 11-QĐi/TW ngày ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó xác định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thường trực HĐND, hằng năm cần có kế hoạch giám sát thường xuyên công tác tiếp công dân và xữ lý đơn thư, để nắm rõ kết quả thực hiện, những ưu điểm, thành tích đạt được, cũng như chỉ ra các tồn tại, hạn chế để có các giải pháp khắc phục.
Lãnh đạo UBND phường có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư đúng quy định của pháp luật (Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành), quá trình thực hiện phải đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tác động tích cực trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Đối với cán bộ công chức, bộ phân chuyên môn được giao, yếu tố tinh thần trách nhiệm, chất lượng tham mưu trong tiếp công dân và giải quyết đơn thư quyết định rất lớn đối với hiệu quả thực hiện, phải thực sự nghiêm túc, trách nhiệm, sâu sát, luôn học tập, nâng cao trình độ năng lực trong tham mưu triển khai để thực hiện đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo thời gian, đúng thẩm quyền, công khai, khách quan trong thẩm tra, xác minh. Quan tâm, chú trọng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt công tác hòa giải ở cơ sở phát huy tác dụng thiết thực góp phần giải quyết những vụ việc, mâu thuẫn mới phát sinh trong Nhân dân. Một số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành tập trung giải quyết dứt điểm.
Tóm tắt trình tự tiếp nhận và giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo thực hiện tại phường.
* Kiến nghị, phản ánh: Tiếp nhận đơn/ Vào sổ công văn đến/ Phân loại đơn/ Vào sổ theo giỏi tiếp công dân và giải quyết đơn thư/ Chuyển đơn lên lãnh đạo, tham mưu (bằng văn bản nếu có theo quy định) cho lãnh đạo hoặc người có thẩm quyền giải quyết đơn giao cho các bộ phận, cá nhân thực hiện tham mưu xữ lý đơn/ Xác minh, thu thập tài liệu, căn cứ, tổ chức họp giải quyết kiện nghị (nếu có theo quy định)/Thông báo bằng văn bản kêt quả giải quyết cho người kiến nghị, phản ánh, các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo cho lãnh đạo địa phương, các phòng ban theo quy định.
* Khiếu nại: Tiếp nhận đơn/ Vào sổ công văn đến/ Phân loại đơn/ Vào sổ theo giỏi tiếp công dân và giải quyết đơn thư/ Chuyển đơn lên lãnh đạo, tham mưu (bằng văn bản nếu có theo quy định) cho lãnh đạo đạo hoặc người có thẩm quyền giải quyết đơn giao cho bộ phận, cá nhân thực hiện tham mưu xữ lý đơn/cán bộ tham mưu xữ lý đơn trình người có thẩm quyền phương án thụ lý đơn/Thành lập Tổ xác minh nội dung đơn khiếu nại/Xây dựng Kế hoạch và tiến hành thực hiện việc xác minh/Tham mưu Báo cáo kết quả xác minh/Tiến hành đối thoại với người kiếu nại/Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại (lần đầu) gữi người khiếu nại, các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo cho lãnh đạo địa phương, các phòng ban theo quy định.
* Tố cáo: Tiếp nhận đơn/ Vào sổ công văn đến/ Phân loại đơn/ Vào sổ theo giỏi tiếp công dân và giải quyết đơn thư/ Chuyển đơn lên lãnh đạo, tham mưu (bằng văn bản nếu có theo quy định) cho lãnh đạo đạo hoặc người có thẩm quyền giải quyết đơn giao cho bộ phận, cá nhân thực hiện tham mưu xữ lý đơn/bộ phận tham mưu xữ lý đơn trình người có thẩm quyền phương án thụ lý đơn (thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo)/ban hành Quyết định thụ lý tố cáo/Thông báo bằng văn bản cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết/Thành lập Tổ xác minh nội dung đơn tố cáo/xây dựng Kế hoạch xác minh và tiến hành thực hiện việc xác minh, làm việc trực tiếp với người tố cáo và người bị tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan/Tham mưu Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo/Ban hành Kết luận giải quyết tố cáo gữi người tố cáo, người bị tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo cho lãnh đạo địa phương, các phòng ban theo quy định.
9. Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình và biểu dương gương người tốt, việc tốt:
Hằng quý, năm cần thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, mục đích là nhằm đánh giá những kết quả, thành tích đạt được, đồng thời tìm ra các tồn tại, nguyên nhân mạnh, yếu, những kinh nghiệm bổ tích cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, qua đó chọn ra những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để khen thưởng, động viên, khích lệ, không ngừng nâng cao năng lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén, sáng tạo theo kịp những biến đổi nhanh chóng của tình hình, giải quyết đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, các giải pháp cần thực hiện để khắc phục các tồn tại, hạn chế.
IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư”.
1. Hiệu quả về công tác QLNN, lợi ích KT-XH, an ninh chính trị trên địa bàn:
Là địa bàn phía nam của thành phố Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, có nhiều cơ quan đơn vị, trường học đóng trên địa bàn, các đơn thư trong những năm gần đây chủ yếu liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai giữa các hộ dân, về quền thừa kế quyền sử dụng đất, công tác đền bù, hỗ trợ, tái dịnh cư giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn... Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tiết kiệm được thời gian, tiền của cho Nhân dân, chính quyền địa phương có điều kiện dành nhiều thời gian, ngân sách hơn để tập trung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển khinh tế xã hội, AN - QP, cũng cố phát huy mối đoàn kết giữa các hộ dân trên địa bàn khu dân cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trển khai các dự án, hạ tầng đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giữ vững và nâng cao các tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị.
- Hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất, hiệu suất lao động trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền giải quyết đơn thư, cán bộ công chức chuyên môn, giám chi phí và thời gian đi lại cho người dân khi các đơn thư được xử lý dứt điểm, đúng quy trình, đảm bảo về thời gian, công dân không phải đi lại nhiều lần, không phải đi lên cấp cao hơn khi nộp đơn thư vượt cấp;
- Các hiệu quả khác: Hình thành phương thức lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, phù hợp, đúng quy định đối với các đồng chí lãnh đạo địa phương, từng bước hình thành quy trình, quy chuẩn, quy phạm mới trong việc tổ chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư, tạo ra các cách làm cải tiến, đổi mới so với quy trình thực hiện cũ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc. Cụ thể sau khi áp dụng đề tài, giảm hẵn số lượng đơn thư giải quyết sai, thiếu quy trình.
2. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình áp dụng sáng kiến:
Để công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư của chính quyền phường Đại Nài đạt kết quả tốt hơn trong những năm tới, cần xác định thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Việc tiếp dân, giải quyết đơn thư bảo đảm tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Công tác tiếp công dân phải thực hiện đúng thời gian, đủ thành phần tiếp theo lịch tiếp thường xuyên và định kỳ, đối với người đứng đầu cấp ủy thực hiện theo Quy định số 11- QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xữ lý những phản ánh, kiến nghị của công dân. Đối với chính quyền các cấp thực hiện theo Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân.
Công tác giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân yêu cầu phải nắm vững và thực hiện đúng quy trình, quy định của Luật Khiếu nại số: 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Luật Tố cáo số: 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo; Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại; Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân; Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình xữ lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của công dân. Để việc tham mưu xữ lý đơn được kịp thời, chính xác, hiệu quả, đúng quy định thì việc phân loại đơn là rất quan trọng, pháp luật quy định phân loại đơn trên cơ sở nội dung đơn, do vậy cán bộ công chức được phân công nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận đơn phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, phân loại đơn một cách nhanh chóng và chính xác, để có cơ sở tham mưu cho người có thẩm quyền giải quyết đơn giao cho bộ phận, cá nhân liên quan tham mưu xữ lý đơn. Đối với cán bộ, công chức được giao xử lý đơn phải tham mưu thực hiện đúng trình tự theo quy định, đặc biệt đối với thể loại đơn khiếu nại, tố cáo.
- Ban hành và công khai lịch tiếp công dân thường xuyên và định kỳ trên trang thông tin điện tử của phường, tại trụ sở và thông báo trên hệ thống truyền thành để Nhân dân biết, để đảm bảo tất cả các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân việc tiếp nhận được thực hiện đầy đủ, khoa học, đúng quy trình và thời gian, tất cả đơn thư của công dân trực tiếp gữi đến, hoặc từ các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan cùng cấp chuyễn đến, văn phòng UBND đóng dấu Công văn đến, cán bộ phụ trách lĩnh vực tiếp công dân thực hiện phân loại đơn, tham mưu người có thẩm quyền giải quyết đơn, thực hiện chuyển đơn giao các bộ phận, cá nhân chủ trì tham mưu giải quyết, công chức được giao phụ trách tiếp công dân vào sổ tiếp công dân theo dỏi rõ ràng, đầy đủ, đúng quy định, đồng thời phải theo dỏi, tổng hợp kết quả, tiến độ giải quyết đơn thư để báo cáo cho người có thẩm quyền giải quyết đơn thư nắm bắt được tiến độ, kết quả giải quyết đơn thư của đơn vị, đơn thư nào đã được giải quyết, hay chưa được giải quyết, để có cơ sở tập trung chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện đảm bảo đúng quy trình và thời gian theo quy định.
- Việc tiếp công dân phải tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời, bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử…bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân, chú trọng đầu tư các trang thiết bị máy móc cho bộ phận tiếp công dân và phòng tiếp công dân, chi trả các chế độ phụ cấp theo đúng quy định, có các chính sách khuyến khích, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong lĩnh vực tiếp công dân và giải quyết đơn thư của địa phương.
- Phát huy vai trò giám sát, phản biện của HĐND, UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và của công dân, hằng năm HĐND phường cần đưa vào chương trình Nghị quyết về kế hoạch giám sát công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của địa phương, để nắm rõ số lượng, kết quả, hiệu quả, tiến độ xữ lý đơn thư, công tác tiếp công dân đã đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, khách quan, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, yếu điểm nếu có để khắc phục kịp thời. UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội cứ thành viên cùng tham gia thực hiện việc tiếp công dân để nắm bắt các tâm tư nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, hội viên, qua đó phối hợp với chính quyền vận động, định hướng cho công dân thực hiện việc tiếp công dân, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đúng quy trình, quy định của pháp luật, hạn chế khiếu kiện đông người, vượt cấp, đồng thời nâng cao tính minh bạch, khách quan, bình đẳng trong quá trình xữ lý đơn thư của công dân.
V. Thuyết minh về khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến:
Từng bước xác định rõ và nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng và cơ quan hành chính (UBND phường) trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực tiếp công dân và giải quyết đơn thư, tinh thần trách nhiệm, khoa học, đảm bảo đúng quy trình, thời gian trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư đối với bộ phận tiếp công dân, các cán bộ, công chức phường được lãnh đạo địa phương phân công tham mưu giải quyết các đơn thư cụ thể.
- Khi triển khai sáng kiến này, cán bộ công chức phường sẽ nắm rõ và biết cách ứng dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật trong công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư, chủ động đưa ra phương án giải quyết đảm bảo đúng pháp luật, đúng quy trình, thấu tình, đạt lý, đạt hiểu quả cao trong thực tiễn.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
- Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình và biểu dương gương người tốt, việc tốt đối với công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư.
- Sáng kiến sẻ phát huy hiệu quả khi được áp dụng tại cấp phường, xã, trên tất cả các lĩnh vực công tác Đảng, quản lý nhà nước, UBMTTQ và các Đoàn thể, trong công tác tổ chức tiếp công dân, tiêp nhận và xữ lý đơn thư.
VI. Ý nghĩa của sáng kiến:
Làm tốt công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư, sẽ góp phần huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của công dân vào hoạt động quản lý của Nhà nước, quản lý xã hội, tạo động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, giải quyết đơn thư kịp thời, chính xác sẽ tạo được sự đồng tình trong cộng đồng, trong xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho Nhân dân, cho cán bộ, nâng cao lòng tin của Nhân dân vào các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của bộ máy chính quyền. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của Nhân dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của Nhân dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của Nhân dân đối với cán bộ, công chức góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh
C. PHẦN KẾT LUẬN
Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là hoạt động quan trọng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của địa phương. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Muốn giải quyết tốt công tác này cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Giải quyết đơn thư của công dân đúng quy định của Pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Những quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước hoặc công dân bị xử lý nghiêm minh thì quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày một vững chắc, dân chủ được phát huy, tính tích cực, sáng tạo của Nhân dân được nâng cao.
Thời gian qua, phường Đại Nài đã không ngừng cố gắng, nâng cao trách nhiệm, chất lượng hiệu quả lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân tại đơn vị. Qua đó góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác giải quyết tiếp công dân, giải quyết đơn thư vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
I. Những bài học kinh nghiệm.
a) Vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính:
Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác này có nghĩa là tạo được niềm tin của Nhân dân với Đảng, với bộ máy chính quyền. Vì vậy, cần phải phát huy và nhận thức đầy đủ của cả hệ thống chính trị đối với lĩnh vực này đồng thời chú trọng nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng và cơ quan hành chính (UBND phường) trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực tiếp công dân và giải quyết đơn thư. Từ thực tiễn cho thấy, ở nơi nào có được sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, nhận thức sâu sắc của người đứng đầu thì công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở đó đạt hiệu quả cao. Nội dung các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì cần phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ và biện pháp xử lý cương quyết, triệt để thì đạt kết quả tốt. Nhưng nếu nương nhẹ, bảo vệ, né tránh, xữ lý không dứt điểm thì gây ra điểm nóng, phức tạp và khó giải quyết về sau.
b) Vai trò của UBMTTQ và các đoàn thể:
Khiếu nại, tố cáo phát sinh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối tượng khiếu nại, khiếu kiện phần lớn trong đại bộ phận người dân… do vậy, cần đề cao vai trò các tổ chức hội, đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…), tổ hòa giải cơ sở ở Tổ dân phố cùng tham gia vào quá trình giải quyết đơn thư, tự hòa giải, xác minh, củng cố hồ sơ, chứng cứ liên quan đến thực hiện quyết định giải quyết. Nếu thực hiện phối hợp tốt thì các phát sinh khiếu kiện đơn giản sẽ được giải quyết ngay từ khi phát sinh hoặc Nhân dân sẽ hiểu rõ được nội tình sự việc được giải quyết. Qua đó vận động, thuyết phục và tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đối tượng có liên quan, đảm bảo quy trình giải quyết khách quan, đúng theo luật định.
c) Vai trò của các tổ dân phố, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn:
Các vụ việc phát sinh từ cơ sở nếu được cấp ủy, chính quyền quan tâm, định hướng giải quyết triệt để, kịp thời và đúng pháp luật tại cơ sở tổ dân phố, các đơn vị thì sẽ chấm dứt khiếu kiện, giảm thiểu đơn thư lên cấp phường, cấp thành phố. Còn nếu ở đâu hời hợt, né tránh việc tiếp nhận và xữ lý đơn thư thì nơi đó người dân bức xúc, đơn thư vượt cấp và chuyển đến cơ quan cấp trên cao hơn để khiếu kiện làm cho tình hình thêm phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc của người dân cũng như các cơ quan nhà nước. Vì vậy, có thể khẳng định giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở tốt, phát huy hiệu quả của các tổ hòa giải tại các tổ dân phố, thì sẽ giảm được đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người.
d) Vai trò của tính công khai, minh bạch trong các cơ chế chính sách:
Một trong những nguyên nhân xảy ra khiếu kiện đó chính là tính công khai, minh bạch của chính sách, cơ chế khi triển khai thực hiện trên thực tế chưa đảm bảo, đúng quy định, do vậy cần phải thực hiện công khai đầy đủ, đúng pháp luật các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động tài chính, các khoản thu chi huy động, đóng góp… rộng rãi trên nhiều kênh thông tin; minh bạch các khoản thu chi, các hoạt động trong tổ chức bầu cử, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản hỗ trợ … để đảm bảo dân chủ, khách quan, minh bạch, kịp thời, thực hiện đúng chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” và tuân thủ đảm bảo quy chế dân chủ cở sở ở phường, tổ dân phố và các cơ quan đơn vị.
II. Kiến nghị, đề xuất.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, UBMTTQ, các đoàn thể cần chú trọng, tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật nhất là Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cho đội ngũ Đảng viên, cán bộ, công chức, hội viên, đoàn viên và Nhân dân.
- Việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại không chỉ đòi hỏi ở tầm vĩ mô (như cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước) mà bản thân mỗi cán bộ, công chức cũng cần tự đổi mới, không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hướng “chuyên sâu, chuyên nghiệp”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết đơn thư cần nhận thức rằng, đây là trách nhiệm công vụ, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ công chức, nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước./.