NHỮNG TƯ LIỆU VỀ LỊCH SỬ ĐẠI NÀI

Phần I

Quá trình lịch sử khi có xã Đại Nài đến cướp chính quyền

 

I. Giới thiệu về vị trí, đặc điểm địa lý, dân cư.

1. Về vị trí: Xã Đại Nài ở về phía nam huyện Thạch Hà, trước đây thuộc vùng phụ cận thị xã Hà Tĩnh, nay là một trong 6 xã của thị xã Hà Tĩnh. Xã Đại Nài có chiều dài 3,500 km, chiều rộng trên 1km, theo tài liệu chính quyền địa phương thì đất đai có khoảng 3,5 km2. Phía Đông giáp xã Thạch Bình(Thạch Hà), phía Tây giáp xã Thạch Tên, phía Bắc giáp 2 xã Thạch Phú, Thạch Yên (thuộc thị xã Hà Tĩnh) và phía Nam giáp xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên). Đo đạc lại theo 299, Đại Nài lúc bấy giờ chỉ có 7 thôn và Văn Thư, có 730 mẫu ruộng, trong đó có 440 mẫu canh tác (217 h). Xã Đại Nài, lúc ổn định địa giới năm 1931 có 7 thôn, 3 trại: Nài Xuyên, Nài Thị, Nủi Yên, Nủi Cầu, Hương Nao, Thiệu Niệm, Mỹ Trai và 3 trại là: Long Khê, Phù Biểu, Bảo Lộc, từ đầu làng (Thạch Hương), (Thạch Điền) về phía Tây; Đông giáp Thạch Bình, nam giáp Tượng Sơn, Bắc giáp Đông Lộ và Văn Thư, có dân số 4.468 người và hơn 1000 mẫu ruộng, 500 mẫu là công và kế tự điền.

          Năm 1924, 3 thôn Trại Long Khê, Bảo Lộc, Phù Biểu biệt triện thành xã Tam Nại, Văn Thư cũng biệt triện thành một xã, Đại Nài còn lại 7 thôn: Hương Nao, Thiệu Niệm, Mỹ Trai, Nủi Cầu, Nủi Yên, Nài Xuyên, Nài Thị.

          Cướp chính quyền xong, thôn Yên Định trước thuộc xã Hoàng Hà (Thạch Tượng) tự động nhập tịch về xã Đại Nài. Năm 1947, nhập xã thành xã Thăng Bình (năm 1954 lại chia 3 xã). Xã Đại Nài ngay nay (1991) chỉ gồm thôn Yên Định, Nài Xuyên, Nài Thị và 2/5 thôn Nủi Yên với số dân 2.587 nhân khẩu. Sau các đợt vơi dân và qua 2 lần chiến tranh bị Pháp và đế quốc Mỹ đánh phá, nay chỉ còn lại 1869 nhân khẩu. Nay đã lên tới 3250 người trên địa bàn quản lý do số vô dân trở về, số người mới đên nhập khẩu; bộ đội, cán bộ, công nhân về hưu và phục viên; có 56 hộ thiên chúa giáo, 239 nhân khẩu.

          2. Về đặc điểm địa lý:

          Đại Nài là một xã thuộc vùng đồng bằng, có con sông Phủ (Nài Giang) bao bọc phía Đông và Đông Nam, đoạn chảy qua xã trên 7 km rất thuận tiện cho giao thông đường thủy, nhưng cũng vì vậy Đại Nài phải có 7km tuyến đê ngăn mặn dài hơn 7 km chạy quanh Đông - Nam đến giáp đê Đồng Môn. Trước đây từ cầu Phủ, thuyền buôn có thể xuôi ngược vào tận cửa khẩu Kỳ Anh, hoặc từ đây xuống ngả Ba Sơn thông ra cửa Sót, cửa Nhượng, qua Can Lộc, nhập sông La lên Đức Thọ, Chu Lễ, Phố Châu, ngược mãi lên tận biên giới Việt - Lào. Củng từ thị xã theo sông Phủ thuyền bè đi ngược lên Ngàn Mọ lấy gát, phục vụ cho xây dựng kiến thiết, khai thác gỗ. Nhưng với tuyến đê dài như vậy, thiên tai lụt bão mấy năm liên tiếp làm đê sập lỡ. Đại Nài đã chi tốn khoảng 50 triệu lạng bạc hàng chục tấn lúa đắp lại mà vẫn mà vẫn còn bị uy hiếp vẫn nhiều năm mất vụ thu đông.

          Đường quốc lộ 1A chạy qua xã về phía Tây vắt qua sông Nài Giang, có cầu dài 60m thường gọi là cầu Phủ, hoặc cầu Nài. Xóm 4 giáp cầu Nài và ngược ra tận Thạch Phú trước là xóm Hoà Lệ của phủ lỵ Thạch Hà. Ở đây, trước có chợ hôm Phủ và nhiều quán xá phục vụ cho lý hương về hầu phủ, nhộn nhịp nhất là vào những vụ sưu thuế, tiêu điều sau trận đói năm 1945, tan hoang qua hai cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nay đã trở lại sầm uất vì quán xá và phục hồi chợ Phủ.

          Đại Nài còn có núi Cảm, một trong 7 núi có tên tuổi của tỉnh Hà Tĩnh, ở đó trước đây có cây cối sầm uất, có chùa Cảm Sơn, có đền Cảm lĩnh là nơi du ngoạn của các khách thị xã sau một ngày lao động hoặc vào ngày chủ nhật. Ngày 15, ngày mồng 1 hàng tháng, các cô bà, các nhà buôn bán vào chùa lễ phật. Trong chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ đã nếm đòn đau ở núi Cảm, trong trận đầu thử lửa 26/3/1965 và 31/3/1965 và chà đi xát lại sau nhiều cuộc oanh kích, núi Cảm Sơn đã trơ trụi, chùa đều đã biến thành đống gạch vụn.

          Năm 1961, tình cờ công nhân kiến trúc đã khai quật được ở đây nhiều rìu đã có vai, đánh dấu nơi sinh sống của loài người thời kỳ đồ đá mới. Các di vật đó đã được ty văn hoá Hà Tĩnh thu giữ lại và để lại một ít ở trường Đại Nài và từ đó có chủ trương cấm khai phá vùng núi Cảm.

          Nhân dân vùng quanh núi Nài khi làm đất thường đào được các loại rìu đá có vai mà họ quen gọi là lưỡi tầm sét của ông thiên lôi. Thực tế này chứng tỏ người xưa cư trú ở đây đã sử dụng khá phổ biến và trên một diện rộng loại công cụ đó.

          Tóm lại: Trước cách mạng Tháng Tám ngược về năm 1831 là năm ổn định địa giới xã, tròn 160 năm (1991), Đại Nài có 7 thôn: Nủi Yên, Nủi Cầu, Hương Nao, Thiệu Niệm, Mỹ Trai, Nài Xuyên, Nài Thị, Văn Thư. Lúc về xây dựng đạo Thành Hà Tĩnh (1816, Hà Tĩnh đạo), Đạo thành chiếm đến 70 mẫu ruộng đất nên một số dân phải di cư lên Tam trại và có thêm 400 mẫu ở Tam nại tức là 3 thôn Long Khê, Phù Biểu, Bảo Lộc.

          Năm 1924 Tam Nại và Văn Thư biệt triện còn 7 thôn.

          + Cướp chính quyền xong, Đại Nài có 7 thôn và thôn Yên Định và ngay sau đó nhập thêm Văn Thư (thành xã Thăng Bình). Tháng 2/1947 Đại Nài nhập với Phật Não thành xã Thăng Bình rộng lớn.

          + Đến năm 1954, Đại Nài lại tách làm 3 xã, Đại Nài chỉ còn Yên Định, Nài Xuyên - Nài Thị và 2/3 thôn Nủi Yên. Về sau chia làm 7 xóm Yên Định, Tân Yên, Đại Đồng, Thanh Long, Thoa Lộ, Liên Phượng, Tân Hợp và nay có 9 xóm.

          II. Về đặc điểm dân cư:

          Ở trên mảnh đất này, từ khi xã Đại Nài hình thành đến nay (1991) đã có gần 30 dòng họ, từ dòng họ ít người như họ Đậu, họ lưu đến các họ đông đúc như họ Lê, họ Nguyễn đã đến đây cư trú sinh cơ lập nghiệp. Có họ đã ở lâu 15 đời như họ Nguyễn Hữu, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình (nhánh cố Phiếu đội 5), họ Dương, họ Trần Văn là những họ đến cư trú từ đời 13 trở lên và lập nên làng Nài Xuyên. Các dòng họ Nguyễn Công, Nguyễn Đình, Lê Văn, Lê Đăng, Hồ Trọng, Hồ Đức, Trần Bá, Phạm… là những họ đến sau, 10 đời trở lại và lập nên làng Nài Thị. Trừ một số gia đình họ Nguyễn Công, các gia đình công giáo thôn Yên Định thì đến năm 1945 mới chính thức nhập vào dân Đại Nài và hình thành từ đời hai ông bà Cống, vợ Đầm nên gọi là Cống Đầm.

          Người làng Nủi (Nủi Yên) đã sinh sống từ 13 đời trở lại, kể cả các dòng họ bên thiên chúa giáo. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, các họ phát triển không đều nhau, về dòng dõi mà nói họ Hồ Trọng và Hồ Văn từ 17 đến 19 đời đã có những người học hành đỗ đạt thông thái, số lớn đậu cử nhân, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu (như viện sĩ Hồ Tôn Trinh, nhà văn Văn Linh, nhà thơ Cẩm Lai).

          Họ Lê Đăng, Lê Văn và họ Nguyễn Công phát triển tương đối mạnh, đông hơn từ trước đến nay. Theo sử sách để lại, số lượng đất Đại Nài (ở 3 thôn Xuyên, Nài Thị, Nủi Yên) thì họ Lê và Nguyễn Công có nhiều ruộng đất nhất. Họ Nguyễn Công từ ông tổ Phú xuân Hầu làm việc quan đại triều nhà Nguyễn con là Hà Sơn Bá đậu Hoàng giáp đến Nguyễn Công Soạn đậu cử nhân, nhất khoa, nhất cử. Đến con cháu ngày nay (1991) đã có hơn 46 bằng Đại học và trên Đại học, có năm 4-5 em vào Đại học. Hiện có những người nổi tiếng như Nguyễn Công thông, Nguyễn Công Hoè, luật, tiến sĩ điện tử nổi tiếng trên thế giới. Họ Nguyễn con cháu Nguyễn Công Trứ, một thời về ở ẩn núi Nài, dạy học trò. Họ Nguyễn Đình từ trong làng Nủi ra nay cũng phát triển khá tốt, nhất là về mặt kinh tế tương đối đồng đều.

          III. Về kinh tế - xã hội:

          Trong phạm vi xã Đài Nài có 7 xóm, dân số trong xã có 2.223 nhân khẩu (1.066 nam), vơi số hộ là 474, có 74 hộ thiên chúa giáo.

          1. Về thành phần giai cấp và tình hình kinh tế:

          Bần cố nông 223 hộ, trung nông 173, tiểu thương và phi nông nghiệp 26 hộ, phú nông 9 hộ, địa chủ 12 hộ, với diện tích 269, 5 mẫu. Diện tích canh tác: 554, 614 mẫu còn là núi đồi, hoang bãi, ao hồ, đường sá và sông ngòi. Trong số 21 hộ địa chủ, phú nông (có 7 hộ ngoại xã) chiếm 224 mẫu và 8 sào ruộng đất.

          Trước đây Đại Nài là vùng phụ cận thị xã lại có phủ lỵ Thạch Hà mang tính chất vừa nông thôn vừa thị dân.

          Nông dân chuyên sống về cày cuốc và rừng rú, nói về cày cuốc thì đại đa số là tá điền, bị bóc lột nặng nề, ruộng đất lại xấu, loại ruộng cựu nhất đẳng, mới đào không nổi 5 yến lúa, còn nói gì đến những vùng lớn phèn chung nước mặn, “Hết mùa hết lúa, treo hái là treo niêu” nên họ phải tìm các nghề khác như đi rú lấy củi. Nên có câu ca dao: “Mỗi ngày là một chuyến rừng. Đã đi gánh củi thì đừng gánh than”.

          Đến việc hôn nhân họ cũng chỉ thấy lấy nhau để kết đôi “chồng củi vợ rào”, “nắng ngay mô chặt buộc mưa ngày nào bám ăn”. Có những gia đình đến 29, 30 tết vẫn còn đi gánh củi để bán ăn trong 3 ngày tết chờ cho đến khai truông.

          Gần phủ, gần tỉnh nên một số lớn trai tráng sống vào nghề đi lính khố xanh, khố đỏ, lính tập, lính giản, lính tuần sai, lính ONS… bao nhiêu là thứ lính. Người ta nghĩ “lấy lính thì được ăn lương, lầy thầy ăn thóc ăn xương chi thầy”. Nhưng họ biết rằng đời lính rất cực. Một số lớn đi làm cai kí và đi phu Mường Phìu, Mộ Dạ, Đái pạo, Đái péc, đồn điền đất đỏ cao su, có nhiều người đi không về. Một số khác đi làm thuê đóng và đốt lò gạch cho Can Lộc, Cẩm Xuyên, lẻ tẻ một ít người làm thợ mộc, thợ tre, thợ nề, thợ may, cắt tóc, đánh cá sông … Có nghề than củi thì nổi lên nghề làm bánh đa, bánh là, bánh nếp (64 hộ), nghề xát gạo đi khắp chợ Chùa, chợ Đạu, chợ Cừa, chợ Vực, chợ Trổ… Ở vùng Hoa lộ, một số người có sức khoẻ đi kéo xe tay, sống kiếp ngựa người. Ở Nủi Yên, nủi Cầu trở lên, người nông dân lại kèm theo nghề chè thang, trang trại. Nhưng nhìn chung, ngoài nghề này không có một nghề thủ công truyền thống nào có giá trị tăng thêm thu nhập cho nông dân. Thời Minh Mệnh có chủ trương khuyến khích tằm tơ, canh cửi, một số gia đình khá giả có vốn đã trồng dâu nuôi tằm.

          Dưới chế độ thực dân phong kiến, toàn xã có 46 tên quan lại hào phú, 15 tên từ phó lí trở lên, 2 quan lại làm việc ở Lệ Thủy (Quảng Bình). Địa chủ có nhiều tên có hàng ngàn gánh lúa trở lên, 3 đời bá hộ, cố can định cưu hưởng lộc điền nên rất giàu có;7 địa chủ ngoại xã lại chiếm dụng ruộng đất của Đại Nài khá nhiều, có địa chủ Kỳ Tá ở thị xã chiếm nhiều nhất, ở đâu cũng có ruộng Kỳ Tá. Có 396 hộ nông dân, đã có 321 hộ làm ruộng rẽ cho địa chủ (tỷ lệ 87, 07%). Toàn xã có 204 người phải đi ở thuê, số năm đi ở của họ cũng đến hàng trăm, có gia đình 3 đời đi ở (gia đình anh em cố Diệm, ông Mậu Rộng) ở đội 8. Đắng cay chua xót hơn cả là cái cảnh đi ở vú cho người ta, bỏ lại con thơ của mình cho cha mẹ

“Nàng gửi con về nương xóm cũ

             Nghẹ ngào trở lại đẩy xe nôi

            Và từ hôm ấy ôm con chủ

            Trong cánh tay ôm luống ngậm ngùi”.

          Chỉ tính riêng vùng Xuyên Thị đã có 15 bà mẹ chịu số phận đó như Vú Tuệ, bà Hoàn Đảm biết mấy lần, mấy năm đi ở vú, 24 gia đình phải bán con vì nợ nần, sưu thuế. “Thuế thúc bầm lưng, sưu dồn lưng trán

          Rồi phu đài tạp dịch, hàng trăm gánh nặng đè lên đầu, lên vai người dân bần cùng Đại Nài, có thế nói là những tai vạ.

           Cái vạ thứ nhất là vạ công điền

          Trong tổng số 520 mẫu công điền của Đại Nài cũ (có cả Văn thư) miếng nào béo bở hào lý chia nhau độc chiếm canh tác, số còn lại một số làm ra sản phẩm chúng bán hàng năm hàng mưới cho nông dân lấy tiền chè chén. Số còn lại trơ trọi không làm đất mới bày ra trò quân cấp cho dân. Chính trên cơ sở này mùa sưu thuế lý hào tính vào không thu cho đầu mẫu ruộng.

          Cái vạ thứ hai là thuế ruộng đất

          Có 4 loại: Nhất đẳng thi 3,2 đồng - 4 đồng; nhị đẳng 2,5 đổng - 2,9 đồng; tam đẳng 1,5 - 2,4 đồng; tứ đẳng 1,2 - 1,6 đồng.

          Việc phân hạng đánh thuế là việc độc quyền của hào lý và có sjư tham gia của phú hộ. Thường chúng đưa ra đạo bùa hộ mệnh “thuế là việc của Nhà nước, của vua quan, đứa nào chống đối đã có luật pháp trừng trị “điền bất cập bộ, đinh bất cập điền”, còn khoản khống thu và phụ thu đâu khoảng 80% trở lên. Dân cứ thế è cổ ra mà chịu.

          Cái vạ thứ ba là thuế thân, thường gọi là sưu:

          Hạng chính tráng từ 18 - 55 tuổi, mỗi năm 3,20 đồng; hạng vị cập nam chưa đủ 18 tuổi là 1 đến 2 đồng; hạng bần là cùng đinh miễn sưu (số này chúng cho tỷ lệ rất ít).

          Trong thực tế, muốn đi đâu, phu phen làm thuê, làm ra ngoài xa phải có cái thẻ sưu, muốn có thẻ phải có lệ cho thầy cũng mất gần đồng bạc, xấp xỉ suất vị cấp lúc bấy giờ 1 đồng bạc Đông Dương giá 7 quan, mỗi quan đóng được 21 - 22 bơ gạo. Muốn có 1 đồng nộp sưu thuế phải bán 1 tạ đến 1 tạ rưỡi lúa, một hộ có 1 suất sưu chính tráng và một mẫu ruộng nhị đẳng điền thôi, kể cả phụ thu phải mất hơn 1 chục đồng bằng 15 tạ thóc. Bị áp bức và bóc lột đắng cay, 219 người phải rời bỏ quê hương đi kiếm sống nơi đất khách quê người và có 83 người ra đi không trở lại. Gặp những năm có đói kém, nạn dịch tả, đậu mùa, số người chết đói, chết bệnh khá lớn. Năm Ất Dậu 1945 nạn đói đã cướp đi của Đại Nài 372 sinh mạng có 32 hộ chết sạch không còn một người trong nhà. Hay như năm 1916 (Bính Thìn) vừa bị đói hạn hán vừa bị đậu mùa nhiều gia đình bị xoá sổ. Tính một xóm nhỏ như xóm 8 (đội 7) qua các biến thiên lịch sử ssã xoá gần hất 9 gia đình (cố Phụ Phụng, cố Thành Chinh, cố Độ Chinh, cố Ân Vịnh, cố Tuệ Xan, cố Bình Liên, cố Xương, cố Tri từ, cố Mái…).

          2. Văn hoá, phong tục.

          Hồi nho học còn thịnh hành, Đại Nài là đât đai tụ khí nên nhân dân tôn sư trọng đạo và rất hiếu học. Các thầy đồ họ Hồ (Hồ Hữu Ngọt) Trần Tuệ, cụ Nguyễn Công Trứ, nho sĩ họ Nguyễn Đình, cụ Nguyễn Thừa Nhiễu, Nguyễn Trọng Tốn đã đến đây dạy học và dìu dắt lớp trò đi thi. Đến thời Pháp thuộc, trường sơ học của Phủ đóng ngay trong xã nên một số đậu Pri-me, đi thi học sư phạm rồi ra dạy học nhưng cũng có hơn 90% dân số mù chữ.

          Bà con trong xã thời thần, theo đạo Phật – ngày rằm, mồng một thương kên chùa Cảm Sơn làm lễ cầu yên, bán con cho nhà chùa, xin thuốc. Làng Nài Xuyên có thờ bà chí ở Đức Mậu (Miệu Bà), làng Nài Thị cũng thờ bà chúa ở đền Cảm Lịch, rồi tôn tạo lại đền Tam Toàn hai voi làm nơi thờ cúng chung và tụ hội hàng năm rước lục ngoạt (15/6 âm lịch. Hằng năm cứ đến 15 – 16 là hội đình trung lục ngoạt, 7 thôn, 3 trại dùng kiệu có cờ quạt, gươm giáo, bạt, trống, chiêng rướ các vị thần về đình Nủi (ở làng Nủi Cầu) để tế lễ toàn xã. Các họ cí những ông tổ đã có công với triều đình cũng được người đội vu hương, che lọng rước về Đình Trung tế lễ (như tổ học Lê Văn), họ Nguyễn Công. Trước của Đình Trung có hai cột nanh khắc câu đối: “ Địa đại sơn xuyên tụ khí. Nài Giang phong thổ ái kỳ quan”, nghĩa là “Đất lớn núi sông hun đúc lên nhân tài tuấn kiện, gió nước sông Nài là một kỳ quan đáng mến”.

          Các dòng họ đều có tục lệ ra rằm týang 1, mồng 1 tháng 2 hoặc rằm tháng 7 làm lễ tổ xuân thu nhị kỳ. Các hộ thiên chúa giáo ở làng Nủi và Yên Định đều có nha fthờ phục sự chúa Jesu và Đức mẹ Maria.

          3. Những cơ quan đơn vị đã từng đóng trên địa bàn Đại Nài:

          Năm 1816 đời Gia Long, đạo thành Hà Tĩnh được đóng ở Đại Nài trên một diện tích trên 70 mẫu ruộng đất, có hào bao quanh. Chính từ đó một số dân Đại Nài phải di cư lên Hương Bộc và được lập 3 trại với 400 mẫu ruộng (xóm trung hoa, xóm Hoàng, xóm Thanh Long. Cũng từ đó, ta thấy có các địa danh xuất hiện như đội Dinh (nơi đóng quân) tường Bia gần Miệu Bà (nơi tập bắn), trường bắn nơi xử người phạm tội, Voi Nẹp (ở Hoà Hợp) vườn Voi ) ở vùng vườn cố Khoái (đội 7).

- Ruộng tịch điền: (4 mẫu để vua quan xuống mùa cho dân chúng làm mùa. Ta thấy ở đây sự chỉ đạo vụ mùa rất có kỹ càng và chặt chẽ.

- Chợ Phủ trước đây là chợ lớn có cử phía Đông vào xóm Thanh Long (xóm Phủ sau này) mấu có đội ruộng cửa chợ.

          - Hồ huyện là nơi tỉnh và huyện bắt dân đào hồ lấy nước uống, nay ta còn uống nước hồ Huyện trong khu vực công ty Cầu 2.

          - Năm Giáp thân (1824) triều đình nhà Nguyễn lại sai quan lại về xác đặt và khoanh lại đất đóng Thành Hà Tĩnh chuyển Hà tỉnh đạo thành Hà Tĩnh. Người đó là học trò của cụ Nguyễn Trọng Tốn (cáo triều ở ẩn). Sau khi nghiên cứu ông quan này đã lấy núi Cảm làm nơi cột cờ. Cụ Tốn mời người trò cũ đến bàn bạc và cho rằng đất Xuyên thị chật, dân ít mà dời chuyển như vậy là tốn công của dân không làm nổi. Cụ lại mật viết thư cho ông Tri Huyện Lệ Thủy là Nguyễn Hữu Phường người Đại Nài và là học trò của cụ Tốn khuyên viết sớ tâu vưa nên chuyền đạo thành ra Trung Hậu (Trung Tiết) là nơi đất rộng, bằng phẳng và trong thư có ý nói” việc dời đạo thành đi nơi khác để con chát ta lấy đất mà làm ăn”, mặt khác cụ vận động cố Hường là bậc hào phú người họ Nguyên Công mời quan quân về cắm Đạo thành về tiếp đãi ăn uốpng, hát nhà trò mấy đêm liền.

          Năm Bính Tuất, Hà Tĩnh đạo được chuyển ra Trung Tiếy để dựng và 70 mẫu đất được trả lại cho Đại Nài.

          Năm 1924 Tam nại được biệt triện và Văn Thu kiện Đại Nài, tách xã và lấy của Đại Nài hơn 150 mẫu công điền từ Cồn voi nẹp đến xóm mới còn Huyện Thạch hà chuyển thành Thạch Hà phủ và đóng lại trên đất Đại Nài, cạnh cầu Phủ và bên sông Nài Giang cho đến ngày cướp chính quyền.

          Cướp chính quyền xong, Huyện lị Thạch hà đóng lại xã Đại Nài cho đến tháng 2/1946 rồi chuyển ra Thạch Thượng. Huyện dời đi thì Trường cán bộ ban công tác nông thôn tỉnh, cửa hàng mua bán tổng hợp huyện và một số kho tàng khác của Nhà nước lại dời về.

          Đầu năm 1972, sau mấy năm bọ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ tàn phá, một số cơ quan khác như công ty Cầu 2, Đoàn 474 giao thông, rồi cửa hàng vật liệu xây dựng, vật liệu chất đốt lại đến đóng trên đất Đại Nài. Trước tháng 3/1965 xung quanh núi Nài và trên đỉnh Núi còn có trạm ra đa của Quân khu 4 và doanh trại đóng quân, khi vật tư của 474.

          4. Truyền thống đấu tranh cách mạng từ trước đến cướp chính quyền năm 1945.

          Đại Nài là nơi đất đai tụ khí, sinh ra nhân tài tuấn kiệt. Người xưa rất tự hào về quê hương mình. Cuối triều Lê khoa Tân Sữu có ông ông Nguyễn Công Bá đậu Hoàng giáp, khoa Đinh Sửu có ông Nguyễn Công Soạn đậu cử nhân, rồi cử lạng, cử Tốn, phó bảng Mậu, lớp học trò thì kể đến hàng chục. Học giỏi, đậu đạt cao nhưng đều có khí phách khác người, không ra làm quan hoặc có làm rồi cũng treo ấn từ quan về dạy học kiêm bốc thuộc, hoặc về sống ẩn dật đi tu. Trong phong trào Cần Vương, ông Đặng Văn Anh đã liên kết cùng ông Nguyễn Huy Điến (Tú khanh) tham gia phong trào. Các con trai của ông là Đặng Văn Hoá và Đặng Văn Nhuế đã cùng một số hào kiệt như bá hộ Sành, Tổng Cậu, ông Lĩnh Du, phó Dạng (họ Nguyễn Công) nổi lên trong phong trào Cần Vương.

          Bọn thống trị đóng ngay dinh lũy trong xã nên các tổ chức cách mạng không gây dựng được cơ sở nhưng ở Đại Nài những gạt giống đã nảy mầy trong học sinh, giáo viên, công nhân. Năm 1927 các đồng chí Trần Văn Phong, Nguyễn Trí Hiểu, Trần Cúc, Nguyễn Trọng điềm, Hồ Bá đã tham gia nhập Đảng Tân Việt ở thị xã Hà Tĩnh. Năm 1930 -1931 đồng chí Phong đã gia nhập Đảng cộng sản ở Thị xã và tham gia chi bộ binh rồi sau chuyển về chi bộ Hữu Phương (Thạch Châu), đồng chí Hồ Phi Long tham gia phong trào Hồ Hảo bị bắt đày vào Lý Hi (Thừa Thiên), đồng chí Dương Cường và Hồ Bá sau năm 1939 lợi dụng Liên Thành thư quan để hoạt động cách mạng và đều bị bắt giam. Đồng chí Trần Thị người Hương Nài tham gia đấu tranh ở nhà máy Trường Thi năm 1930 – 1931, gia nhập Đảng cộng sản ở đây. Đồng chí bị bắt đưa về nhà Lao Hà Tĩnh và mất ở đó.

          Ngày 12/9/1931 Chi bộ Trung Tiết đã 2 lần cử đồng chí Bửu Sanh lên treo cờ đỏ búa liềm ở núi Cảm để thức tỉnh nhân dân quanh vùng nổi dậy. Mặc dầu bị Bang Tá Dương Thiệu Kế và lính trang lý hào tuần tra nghiêm ngặt, các đồng chí Trần Cúc, Lê Nghi và Nguyễn Thừa Liễn vẫn tham gia hoạt động liên việt bí mật.

          Nhìn chung, Đại Nài trước Cách mạng Tháng tám chưa có cơ sở Đảng nhưng từ phong trào văn thân, Cần Vương đến tiền khởi nghĩa đều có những hoạt động chống đế quốc phong kiến.

          III: Khởi nghĩa Tháng Tám (1945) đến hết chiến tranh chống thực dân Pháp.

          1. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám năm 1945.

          Mang nặng lòng thương đồng bào và căm thù bọn thực dân phong kiến từ, từ quê hương ra đi, nay các đồng chí Phụng, Cúc, Tường, Điền đã trở về xã trước ngày khởi nghĩa với ánh sáng của Việt Minh.

Đồng chí Đăng Tường đã liên lạc với đồng chí Phụng, Cúc, Liện, Nghi để tổ chức các cuộc họp ở nhà đồng chí Trần Phương (Hương Nao) ở Hoang Quát (Nủi Yên) để bàn kế hoạch thi hành lệnh tổng khởi nghĩa. Đồng chí Hiểu, đồng chí Hoàn nhận lệnh từ cuộc mit tinh ở Thị xã, đồng chí Đào được cử liên lạc với đồng chí Bải, Đặng Thị ở Thạch Liên để nhận kế hoạch của Việt Minh Thạch Hà.

Trước đó, các đồng chí đã theo giõi hào lý trong việc phát chẩn gạo, muối, diêm, vải và các hoạt động chống phá, cản trở của chíng. Đi xóm nào các đồng chí cũng tổ chức nói chuyện tuyên truyền cách mạng, đánh Pháo, đuổi Nhập, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tối 16/8/1945, lệnh Tổng khởi nghĩa được truyền đi khắp các thôn, xóm trong xã như một luồng gió mát rượi thổi khắp thôn trong xóm, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân già trẻ gái trai, lương giáo tập hợp lại để nghe lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch.

Ngay sau ngày và trong đêm 17/8/1945, một số đồng chí cốt cán của xã như Lê Nghi, Dương Tường đã cùng cán bộ và nhân dân xã bạn cuớp chính quyền ở phủ lỵ Thạch Hà. Tri phủ Nguyễn Trấn và tay chân đã đầu hàng cách mạng. Rạng ngày 18/8/1945, dưới sự chỉ huy của cán bộ Việt Minh tổng Thượng Nhị và xã Đại Nài, đoàn biểu tình gồm 700 đồng bào Đại Nài và Văn thu có đầy đủ băng, cờ, vũ khí thô sơ rầm rập kéo cề sân vận động thị xã Hà Tĩnh dự cuộc mít tinh do Tổng bộ Việt Minh Hà Tĩnh tổ chức. Đó là cuộc biểu dương lực lượng của hàng vạn quần chúng cách mạng Thị xã và vùng phụ cần chào mừng thắng lợi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

          Sau cuộc mít tinh, lực lượng Đại Mai, Văn Thư đã chia làm hai để về Đại Nài, Văn Thư cướp chính quyền do tổng Thượng nhị và 2 xã tổ chức. Cai Tổng Dương Y và các lý trưởng, hào mục Đại Nài, Văn Thư đã sẵn sàng đóng triện, sổ sách, tài liệu để bàn giao cho cách mạng. Nhân dân 2 xã đã mở Đại hội nhân dân cách mạng tại Đình Nủi để uỷ ban cách mạng lâm thời ra mắt nhân dân.

          Theo lệnh của Uỷ ban cách mạng lâm thời cấp trên, Uỷ ban lâm thời xã đã công bố những quyền lợi dân chủ, dân đinh mà cách mà cách mạng đã giành lại được cho dân chúng, phương hướng hoạt động của chính quyền mới. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám trên quê hương Đại Nài đã mở ra một trang sử mới, tiếp bước cùng tỉnh nhà và dân tộc đi trên con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.

          2. Việc xây dựng củng cố chính quyền sau khởi nghĩa và trong 9 năm chống thực dân Pháp.

          Cách mạng Tháng Tám thành công phá tan xiềng xích phong kiến thực dân và đập nát bộ máy thống trị của chúng ở cơ sở. Ở xã tập đoàn tay sai của chúng từ cai tổng, phó lý, lý trưởng đến ngũ hương đề bị phế bỏ. Trước Đại hội nhân dân toàn xã, Uỷ ban cách mạng lâm thời gồm những người thuộc thành phần căn bản, có thành tích và hăng hái nhất với Tổng khởi nghĩa đã ra mắt đồng bào: Chủ tịch Trần Văn Phung, tiểu tư sản công chức, Phó chủ tịch Nguyễn Trí Hiểu, Trần Văn Cúc; thư ký Nguyễn Xuân Đào, tiểu tư sản học sinh, Uỷ viên nhân dân Lê Nghị, công nhân tự do, tài chính Nguyễn Công Sằn, tiểu thương, Quân sự Hồ Tôn Quyền TT tư sản học sinh.

          Cấu tạo như trên, Uỷ ban lâm thời đã phản ánh rõ nét tính chất đoàn kết toàn dân: sĩ, công, nông, thương. Tuy công việc rất mới mẻ đối với mình, các đồng chí vừa làm việc vừa học hành hăng hái ngày đêm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Việc nhiều, người ít nhưng mọi việc đều trôi chảy, nhanh chóng.

          Để tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền chống thù trong giặc ngời, ở địa phương, chúng ta đã tến hành mấy chủ trương sau:

          - Hợp nhất 3 xã Đại Nài, Phất Não, Văn thư thành xã Thăng Bình thành một xã lớn.

          - Chuẩn bị và tiến hành tổng tuyển cử, bầu HĐND hai cấp tỉnh và xã.

          - Hình thành và củng cố các tổ cức chung quanh chính quyền.

          Về chủ trương nhập xã: Để tạo điều kiện củng cố và kiến thiết địa phương, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, 2 xã Đài Nài và Văn thư đã tiến hành hợp nhất thành xã Thăng Bình ngay sau tổng khởi nghĩa. Về chiều rộng Thăng Bình có khoảng 5 km và chiều dài 8 km từ Hương Nao đến Đò Đầu, dân số có 4.925 người và gần 900 mẫu ruộng đất canh tác. Toàn xã được chia làm 4 giáp. Giáp Thành Bình gồm 6 thôn, sau này là 6 xóm: Liên Phượng, Hoa lộ, Thanh Long, Tân Yên, Đại Đồng và Yên Định.

          Giáp Vịnh Bình gồm 3 ấp: Tân Hoà, Tân Hợp, Tân Tiến

          Giáp Hoà Bình giầm 5 ấp: Đông Hoà, Trung Hoà, Thăng Hoà, Nam Hoà và Nhân Hoà.

          Giáp Thượng Bình gồm 5 ấp: Tân Hương, Tân Mỹ, Tân Hoá, Tân Triều, Tân Bình, sau lại chia 7 xóm: Tân Đồng, Văn Minh, Tiến Bộ, Tân Mỹ, Tân Triều, Tân Triều, Nhật Tân. Đứng đầu mỗi giáp là một trưởng giáp hàng ngày trực tiếp làm việc với chính uqyển xã.

          Về việc chuẩn bị và tiến hành Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và bầu cử HĐND cấp tỉnh và xã.

          Thông qua việc vận động thực hiện chủ trương lớn như chống 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm và cuộc vận động chính trị to lớn tổng tuyển cử Quốc hội bà bầu HĐND hai cấp, xã đã giáo dục chi nhân dân địa phương giác ngộ thêm một bước quyền lợi mọi mặt, nhất là quyền lợi chính trị lớn lao của mình, càng gắn bó hơn với chính quyền. Sau đợt học tập luật bầu cử, nhân dân náo nức chào đón ngày đi bầu cử. Ngày 6 tháng 1 năm 1946 qủa là ngày hội lớn của toàn dân, 98% cử tri đi bỏ phiếu. Hội đồng nhân dân khoá I xã Thăng Bình ra đời với 21 vị đại biểu thay mặt cho mọi tầng lớp nhân dân chăm lo việc xã, việc thôn, gồm có.

Nguyễn Trí Hiễn

Nguyễn Khắc Hoàn

Trân Văn Phụng  

Nguyễn Xuân Đào 

Nguyễn Hữu Sung        

Hồ Văn Tương

Bùi Xuân Vịnh

Nguyễn Duy        

Lê Vương

Nguyễn Biên

Đặng Lý

Lê Nghi

Nguyễn Công Định       

Nguyễn Khắc Tranh

Dương Xuân Thản

Trần Khánh Trường

Trần Quốc Bường

Lê Đăng Kinh

Nguyễn Điều

Nguyễn Thuận

Phạm Nghiệm

Nguyễn Hành

Đặng Phong

Nguyễn Phiên

* HĐND khoá I bầu ra 1 uỷ ban gồm 5 uỷ viên:

          Chủ tịch: Nguyễn Khắc Hoàn

          Phó Chủ tịch: Trần Văn Phụng

          Tổng thư ký:  Trần Cúc

          Uỷ viên tài chính:    Dương Xuân Thản

          Uỷ viên kinh tế:       Đặng Lý.

          Sau cuộc bầu cử Uỷ ban hành chính, các vị hội đồng chính thức được cử giữ các chức vụ khác như tư pháp, công an, thông tin tuyên truyền, bình dân học vụ, Dân sinh kinh tế và các ngành quanh Uỷ ban được hình thành.

           Một thời gian sau, các đồng chí Nguyễn Trí Hiển, Nguyễn Xuân Đào, Trần Quốc Phụng, Hồ Văn Tương được điều lên Huyện. Ông Trần Cúc được giữ chức Phó chủ tịch và ông Dương Xuân Thản giữ chức tổng thư ký.

          Sau ngày kháng chiến toàn quốc bùng nôt (19/12/1946) một ủy ban phòng thủ ra đời làm việc cạnh uỷ ban hành chính. Chủ tịch Nguyễn Khắc Hoàn, Phó chủ tịch Nguyễn Thừa Vận, uỷ viên Nguyễn Hữu Trân, Nguyễn Thừa Linh. Uỷ ban phòng thủ không báo quát hết công việc to lớn của công cuộc kháng chiến nên lại tổ chức ra UBKC bên cạnh Uỷ ban hành chiénh và sau đó tổ chức một uỷ ban kháng chiến hành chính để tránh sự chống chéo công việc, gồm 7 ủy viên, có 2 người ở Hội động: Chủ tịch: ông Nguyễn Khắc Hoàn, Phó chủ tịch ông Trần Cúc, tổng thư ký ông Dương Xuân Thản, Uỷ viên tài chính Nguyễn Khắc Trạch, kinh tế Dũng Phing, Quân sự Dương Hữu Trân, nông dân Lê Nghi.

          Tháng 2 năm 1947 xã Thăng Bình lại hợp nhất thêm với xã Phất Nạo để dễ phòng thủ và hiệu lệnh lãnh đạo nhân dân, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ. Xã Thăng Bình trở thành một xã rộng lớn với 6 491 nhân khẩi và một diện tích canh tác 2.215 mẫu, toàn xã có 14 giáp cũ và thêm giáo Đông Bình với 3 ấp: Thạch Bình, Yên Lạc, Tân Vịnh và 19 hộ ngư dân. Hội đồng nhân dân 2 xã hợp lại và UBKCHC 2 xã hợp nhất vả cải tổ lại như sau: Hội đồng nhân dân gồm 25 vị và UBKCHC gồm 7 vị: chủ tịch Nguyễn Khắc Hoàn, PCT Nguyễn Cao Hồ, tổng thư ký: Bùi Xuân Vịnh; uỷ viên tài chính Nguyễn Khắc Trạch; kế toán Nguyễn Cao Võ; quân sự Nguyễn Hữu Trân; nông dân Trần Danh Cấn. Trong khi chờ đời bầu Hội đồng và UBKCHC khoá 2. Hai đồng chí Dương Phong (uỷ viên kinh tế) và Lê Nghi (uỷ viên nhân dân vẫn tiếp tục làm.

Năm 1949, Hội đồng nhân dân khoá II kế tục nhiệm kỳ HĐND khoá I xã Thăng Bình và bầu 25 vị hội viên chính thức và 3 dự khuyết.

1. Nguyễn Khắc Hoàn           

2. Nguyễn Thừa Tương  

3. Lê Vượng  

4. Trần Khánh Tường

5. Trần Quốc Bường

6. Nguyễn Công Quế

7. Nguyễn Hữu Đối

8. Nguyễn Hữu Năm

9. Nguyễn Thừa Trí

10. Bùi Xuân Vịnh

11. Nguyễn Hiển

12. Trần Duy Ninh

13. Nguyễn Huy Tùng

14. Nguyễn Cao Võ

15. Lê Xuân Kiểu

16. Nguyễn Mỹ Tiến

17. Phạm Nghiêm

18. Dương Phong

19. Nguyễn Biên

20. Lê Trấp                                 

21. Nguyễn Thuận

22. Nguyễn Văn Điều

23. Nguyễn Cao Triều

24.Lê Đăng Kinh

25. Hồ Túc Xương

26. Nguyễn Khắc Trạch 

27. Hồ Văn Tương

* Hội đồng nhân dân khoá 2 đã bầu ra một ủy ban gồm 7 vị

          Chủ tịch: Nguyễn Khắc Hoàn

          Phó chủ tịch Nguyễn Công Quế

          Tổng thư ký  Nguyễn Thừa Năm

          Uỷ viên tài chính  Nguyễn Khắc Trạch

          Uỷ viên kinh tế     Dương Phong

          Quân sự    Nguyễn Hữu Trân, Nguyễn Hiếu

          Uỷ viên nhân dân  Nguyễn Văn Thư

          Qua năm 1950 Nguyễn Khắc Hoàn được huyện điều đi công tác, ông Nguyễn Công Quế được giữ chức chủ tịch và Nguyễn Hữu Đối phó chủ tịch. Từ đó chưa có chủ trương bầu cử HĐND khoá III, nên UBKCHC của Thăng Bình được tiếp tục bổ sung và củng cố như sau:

1950: Chủ tịch    Nguyễn Công Quế

          Phó chủ tịch   Nguyễn Hữu Đối

TTký    Nguyễn Huy Trùng

Uỷ viên tài chính   Nguyễn Khắc Trạch

          Uỷ viên kinh tế  Lê Xuân Kiểu

          Uỷ viên quân sự  Nguyễn Hiếu

          Uỷ viên nd      Nguyễn Văn Thư

1951: Chủ tịch   Nguyễn Công Quế

          Phó chủ tịch  Nguyễn Hữu Đối

          TTký Nguyễn Thừa Năm

Uỷ viên tài chính    Nguyễn Khắc Trạch

          KT      Lê Kiểu

          Quân sự      Nguyễn Hữu Nguyên

          Nd   Nguyễn Hữu Liễn (Liệu)

1952:  Chủ tịch Hồ Trọng Lân

          PCT Nguyễn Oanh

          TTK Nguyễn Thừa Năm

Uỷ viên Tài chính  Nguyễn Khắc Trạch

          Kinh tế Nguyễn Thừa Trí

          Quân sự  Nguyễn Hữu Nguyên

          ND Nguyễn Thừa Liễn (Liệu)

1950 -1954: Chủ tịch Nguyễn Thừa Năm

          PCT: Nguyễn Oanh

          TTK Nguyễn Thừa Liễn

          Uỷ viên tài chính: Hồ Lý Trư

          Văn xã  Nguyễn Hữu Trì

          KT Nguyễn Hữu Khang

          QS Nguyễn Hữu Nguyên

          ND Phạm Kiện

          Trong 9 năm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, xã Thăng Bình không ngừng phát huy tính dân chủ và chuyên chính của chính quyền nhân dân cách mạng, động viên được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền. Đặc biệt xã đã tiến hành tốt việc huy động lúa dương túc mà bọn hào lý đã thu năm 1945, vận động hoãn và xoá nợ, giảm tô, địa tô và xoá tô, thực hiện thuế Nhà nước, công thương nghiệp và tiến hành cải cách ruộng đất. Chính quyền xã Thăng Bình đã huy động được nhân dân trong xã vào mặt trận lớn. Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, xã Thăng Bình là một xã nông nghiệp, nông dân lao động chiếm 90% dân số. Suốt 9 năm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân chống thực dân Pháp, trong các khoá Hội động và Uỷ ban KCHC các khoá đều thể hiện được tính chất đó. Bề ngoài tuy thấy có những nhà giáo, học sinh, cựu binh bên cạnh những đại biểu nông dân, nhưng họ đều xuất thân từ nông dân lao động, có người từ bần cố nông, con em trung nông. Cá biệt có con em địa chủ phú nông nhưng đã thoát ly gia đình đi làm công tác khác hơn hàng chục năm. Nếu có những biểu hiện chấp hành chính sách không sòng phẳng như thoái tô, thoái tức, giảm tô, qua các cuộc vận động chính trị kinh tế đều được đưa ra đấu tranh kiên quyết và thay thế kịp thời. Đó là nguyên nhân chính bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là có sự lãnh đạo sát sao của chi bộ Đảng. Nhờ vậy, từ 1946 đến năm 1954 xã Thăng Bình, tuy là một xã lớn đông dân, địa bàn rộng và phức tạp vẫn giữ vững là xã khá nhất nhì của huyện Thạch Hà.

          Từ tháng 2 năm 1954, xã Thăng Bình được chi làm 3 xã nhỏ: Thạch Bình, Thạch Tân, Thạch Hoà, xã Thạch Hoà sau này được giữ lại tên cũ là xã Đại Nài. Chỉ còn Yên định, Nài Xuyên, Nài Thị và 2/3 thông Nủi Yên.

          3. Việc xây dựng, củng cố và phát triển Đảng bộ địa phương sau cách mạng Tháng Tam và trong 9 năm chống thực dân Pháp.

          Xã Đại Nài là nơi tập trung lý hào quan lại, lại là nơi đóng tỉnh lỵ, phủ lỵ, có bang tá, lính dỏng, tuần đinh hoạt động cả ngày đêm nên mặc dầu nhân dân Đại Nài bị áp bức nặng nề, trước Cách mạng Tháng Tám vẫn không gây được cơ sở Đảng là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nên giành chính quyền xong, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chỉ định một ban cán bộ Huyện uỷ và các đồng chí Trần Ca, Đặng Thị về trực tiếp xã Đại Nài để xây dựng chi bộ, phát triển đảng viên.

          Vào khoảng tháng 10 năm 1945, một cuộc hợp ở đền Hương Nao có mặt hai đảng viên cũ (30-31) là Trần Phụng, Trần Cúc và 2 cốt cán Việt Minh là đồng chí Lê Nghi, Nguyễn Thừa Liễn có đồng chí Đặng Thị tham dự đã lập ra chi bộ đảng đầu tiên của xã Đại Nài, lấy tên là chi bộ Trần Thụ, tên một đảng viên 1930 -1931 công nhân nhà máy Trường Thi và đã hy sinh tại nhà Lao Hà Tĩnh, đồng chí Thụ quê ở Hương Nao. Chi bộ gồm 2 đảng viên cũ và kết nạp thêm đồng chí Nghi, đồng chí Liễn và chỉ định đồng chí Phụng làm Bí thư. Từ năm 1946 đến khi Đảng lui vào hoạt động bí mật, toàn chi bộ phát triển được 105 đồng chí.

          Thường vụ của các ban chi ủy các khoá:

1945 - 1946  Bí thư đồng chí Trần Phụng

1946 - 1948  Bí thư đồng chí Lê Nghi

          Phó Bí thư đ/c Trần Cúc (46-47)

                     Trần Danh Tấn (47-48)

1949 - 1950  Bí thư Nguyễn Văn Thư

                   PBT Nguyễn Thừa Liễn

1951-1952    BT  Hồ Trọng Lân (Lâm)

            PBT Nguyễn Thừa Liễn

1952 - 1954  Bí thư Nguyễn Thừa Liễn

          PBT Nguyễn Hữu Dương

 

          Việc tuyên truyền phát triển Đảng lúc bấy giờ được tiến hành sát sao, nhằm những phần tử hăng hái cách mạng và giữ trọng trách trong bộ máy chính quyền và các tổ chức quần chúng. Tuy chưa có đầy đủ tài liệu để tuyên truyền phát triển, nhưng trong tâm trí của đảng viên và đối tượng đã in sâu một lý tưởng cách mạng. Thông qua việc vận động quần chúng làm công tác cách mạng mà tim đối tượng phát triển nhưng đối tượng được kết nạp đều đã trải qua thử thách công tác khó khăn gian khổ. Sau mới được kết nạp, các đảng viên đều được dự lớp học tập về Đảng từ 5-7 ngày. Củng nhờ vậy mà trong hoàn cảnh kháng chiến ăn đói, mặc rách, hoạt động gian khổ, đi thăng về trầm, giữ gìn bí mật, các đảng viên đều hăng hái công tác, đoàn kết một lòng và thương yêu đùm bọc nhau triệt để. Một đồng chí gặp hoạt nạn, khó khăn, trở ngại công tác là các đôồg chí khác và cả chi uỷ đã đến giúp đỡ có khi góp giúp nhau từ bát gạo, đồng tiền. Tình cảm đó đã được phát huy ra cả ngoài các tổ chức quần chúng.

          Chế độ đảng viên phụ trách quần chúng (kể cả cán bộ ngoài đảng và quần chúng thường được đặt ra rất chặt chẽ. Nhờ vậy, có vấn đề gì xảy ra trong thôn, xóm, nhất cử, nhất động là cấp uỷ đã nắm ngay được. Yêu cầu kỷ luật sắt của Đảng được giữ gìn nghiêm minh, mặt khác cấp ủy giám sát rất chặt chẽ mọi sinh hoạt của đảng viên, một biểu hiện nhỏ về trách nhiệm không làm tròn, một diễn biến tư tưởng sai trái đều được cấp ủy gọi lên uốn nắn kịp thời, giáo dục chu đáo.

          Qua khoá tháng 5 năm 1947 và năm 1948 - 1949 cho đến năm 1950, việc phát triển đảng có tính ồ ạt và đặt ra thi đua trong nội bộ đến tần từng tổ Đảng, tình hình này thôi thúc chỉ tiêu phát triển cũng chia đến từng đổ Đảng, một số đồng chí tuyên truyền phát triển thiếu thận trọng, động cơ thi đua không chính xác nên nhằm người thân, vợ can, anh em, bạn bầu đưa vào Đảng để có thêm vây cánh, lâp trường giai cấp mơ hồ, ý thức Đảng không kiên định nên thấy người có chút hăng hái thì đưa ngay vào Đảng.

          Đứng về mặt tích cực, mặt ưu điểm mà đánh giá, ta có thể phát biểu như sau: Nhờ có chi bộ Đảng lãnh đạo nên xã Thăng Bình, một xã có địa bàn hoạt động rộng lớn, có thị dân, xó sinh hoạt phức tạp nhưng vẫn giành được những thắng lợi to lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thăng Bình được chọn là xã điển hình trong nhiều năm, là một trong 2 xã có sáng tạo xây dựng HTX khai hoang bước đầu của toàn tỉnh, là xã thanh toán xong nạn mù chữ đầu tiên của huyện Thạch Hà, xã có phong trào vũ trang loại 2 của huyện.

          Chi bộ Đảng Thăng Bình đã kết nạp được nhiều đảng viên hoạt động từ cơ sở và trở thành cán bộ cốt cán, chủ trì từ huyện, tỉnh đến Trung ương như Nguyễn Trí Hiểu, Trần Danh Cấn, Lê Huy Hoàng…Có những đồng chí hoạt động liên tục từ cướp chính quyền đến ngày hôm nay, mặc dầu đã già cả vẫn còn tác dụng tích cực như đồng chí Nghi, Liễn, Nguyễn Xuân Đào. Nhiều lúc gia đình khó khăn hầu như kiệt quệ vẫn bền gan vững chí hoạt động cho Đảng, cho cách mạng không hề vân vi giao động. Có những đồng chí đã hoạt động trong hoàn cảnh gian khổ khó khăn, lâm bệnh hiểm nghèo rồi mất như đồng chí Lê Đăng Kinh, đ/c Trần Cú, đ/c Nguyễn Hữu Đối. Trong phong trào phải kể đến hàng trăm đ/c tham gia phong trào dân công vận tải hoả tuyến Bình Trị Thiên, Việt Bắc, Trung Lào, rất nhiều đồng chí xung phong nhập ngũ và một số lớn đã hy sinh như các đ/c Nguyễn Đình Quý, Hồ Trọng Tường, Nguyễn Đình Trinh… Nhiều đồng chí đã xung phong đi khai hoang, lập hoá cho Huyện, cho xã như các đồng chí Trần Bá Mưu, Nguyễn Công Yếu, thu về cho công quỹ hàng trăm gánh lúc. Về mặt khuyết, nhược điểm, tiêu cực mà nói chúng ta cũng thấy biểu hiện ở ý thức cảnh giác cách mạng và lập trường giai cấp chưa rõ rệt nên trong Đảng có những hiện tượng hai mang, có phần tử cơ hội đội lốt tôn giáo hoặc những phần tử thuộc giai cấp bóc lột đã vào Đảng để lợi sụng xuyên tạc chủ trương chính sự sáng suất của Đảng là đã thanh trừ kịp thời những phần tử đó nhưng là một bài học đáng tiếc rút ra từ sự thi đua phát triển Đảng thiếu thận trọng, ồ ạt. Có những đảng viên thuộc thành phần cơ bản, lúc bấy giờ rất hăng hái nhiệt tình nhưng dần dần không chịu học hỏi, không được giúp đỡ giải quyết hoàn cảnh mà nay đã trở thành lạc hậu.

          4. Xây dựng, củng cố mặt trận Việt Minh, Liên Việt và các đoàn thể quần chúng.

          Hoạt động của cán bộ Việt Minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa đã tập hợp hơn 700 đồng bào trong các giới tham gia cuộc biểu tình cướp chính quyền tại thị xã Hà Tĩnh. Mặt khác cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nếu cướp chính quyền xong, cấp uỷ các cấp đã lo lắng đến việc tập hợp các tầng lớp nhân dân vào các tổ chức quần chúng công, nông, thanh, phụ, đồng chí Lê Nghi được chỉ định làm Bí thư chấp ủy Việt Minh, đồng chí Nguyễn Thừa Liễn, Bí thư nông hội, đồng chí Nguyễn Xuân Đào, Bí thư Thanh niên, đồng chí Ngô Thị Phương Ninh Bí thư Phụ nữ. Các đồng chí đã họp thành đoàn cán bộ Việt Minh xã và cùng đồng chí Lê Xuân Bình, tổng ủy Việt Mianh đi về các thôn, xóm, tổ chức tuyên truyền thành lập các chi hội, chi đoàn. Tổng số hội viên được kết nạp đã lên đến 726 người: 148 đoàn viên TNQC, 330 nông dân và 248 phụ nữ. Hội nông dân từ các tổ công, nông hội tương tế ái hữu làm nòng cốt đã phát triển nhanh chóng. Chị em phụ nữ trước quyền lợi cách mạng nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ đáng hăng say nhập hội phụ nữ cứu quốc, rầm rộ đi học bình dân học vụ, hội họp, học tập chính trị. Một số thanh niên trong tổ chức Phan Anh và các phần tử thanh niên khác đã gia nhập thanh niên cứu quốc, hăng hái luyện tập tự vệ chiến đấu, làm giao liên, công tác tuyên truyền.

          Từ đầu năm 1946, các Đại hội đoàn thể quần chúng được tiếp tục tổ chức, bầu các ban chấp hành thay thế các ban cán sự được cấp uỷ chỉ định trước đây.

          Từ đó, mọi công việc cách mạng, đánh ba thứ giặc đều thông qua sự vận động của các đoàn thể. Các hội viên thi đua trồng khoai sắn, rau màu, bù bí để chống giặc đói, hăng hái đi dạy học bình dân học vụ để diệt giặc dốt và luyện tập quân sự, nuôi quân để kháng chiến.

Các chức danh đoàn thể:

          a. Các ban chấp ủy Việt minh:

          1946 - 1949 Bí thư đồng chí Lê Nghi

                             Phó: đồng chí Trần Cúc và Nguyễn Thư

          1949 - 1950 Bí thư Đồng chí Lê Nghi

                             PBT Nguyễn Công Định

          b. Các ban chấp hành nông dân cứu quốc

         

1946 - 1947  Bí thư Nguyễn Thừa Liêna

                    Phó Nguyễn Hữu Đương

1947 - 1948  BT Nguyễn Hữu Đương

                    PBT Nguyễn Thừa Biên

1948 - 1949  Bí thư Lê Xuân Kiểu

                     Phó Nguyễn Trình

1949 - 1951 Bí thư  Nguyễn Trình

                     Phó Nguyễn Khắc Thành

1951 - 1952 Bí thư Nguyễn Khắc Thành

                     Phó Nguyễn Thư

1952 - 1953 Bí thư  Nguyễn Lân (Lan, lâu)

                     Phó Nguyễn Hữư Giao

          1953 - 1954, Bí thư  Lê Lục

                      Phó Nguyễn Hữu Giao, Nguyễn Bá Sị

 

 

         

          c. Ban Thường vụ Thanh niên cứu quốc

               1945 - 1947:  Bí thư Nguyễn Xuân Đào

                                    Phó Trần Quốc Từng - Nguyễn Việt Hồng

            1947 -1949  BT Nguyễn Mậu Phương, Đậu Đức Tường, Nguyễn Xuân Tùng.

              1949 - 1950  Bí thư Nguyễn Đình Song

                                   Phó Hoàng Gia Hiếu, Hồ Đức Cương

  1.  - 1953 Bí thư Hồ Đức Cương, Nguyễn Hữu Chất

      PBT Nguyễn Ngọc Long, Dương Thừa Việt

d. Thường vụ phụ nữ cứu quốc:

                   1946 - 1948  BT Ngô Thị Phương Ninh

                                        PBT Nguyễn Thị Dị

                   1948 - 1950  BT Nguyễn Thị Dị

                                        Phó Nguyễn Thị Tín

1951            BT Dương Thị Trì

 Phó Nguyễn Thị Hương

                   1952 - 1954  Bí thư Nguyễn Thị Hương    Nguyễn Thị Toàn

                                        Phó Nguyễn Thị thanh          Nguyễn Thị Hương                                    Sau ngày kháng chiến toàn quốc, thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch mở rộng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng khối toàn dân kháng chiến trường kỳ của Trung ương, Hội Liên việt được thành lập vào đầu năm 1947.

          Năm 1951, Việt Minh và Liên Việt hợp thành mặt tận rộng rái thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức công giáo yêu nước, thanh niên Việt Nam, Hội mẹ chiến sĩ, hội liên hiệp phụ nữ cũng vào tổ chức rộng rãi. Số hội viên lúc này lên tới 1 278 người, Hội LHPN có 720 hội viên. Các đoàn thể thi đua khai hoang phục hoá, chia chỉ tiêu trồng chuối, rau màu, bầu bí để chống đói. Các bà mẹ chiến sĩ chăm lo việc ủng hộ, đón tiếp bộ đội, dân quân, du kích. Đoàn thanh niên sinh hoạt đều đặn và phát triển đến 348 hội viên, tổ chức làm khoai, đi dạy học bình dân học vụ. Số hội viên nông dân cũng tăng lên đến 530 người.

Thường trực Liên Việt xã

          47 - 48 Hội trưởng Nguyễn Công Định, hội phó Nguyễn Huy Quýnh

          49 - 50 Hội trưởng Đặng Văn Trường, hội phó Nguyễn Đường Song

          51- 54  Hội trưởng Nguyễn Duy Chính, Hội phó Nguyễn Đường Song

          LH Phụ nữ xã

          1948 - 1952   Hội trưởng Nguyễn Thị Đị (Dị), hội phó Trần Thị Toàn

          1952 - 1953   Hội trưởng Trần Thị Toàn, hội phó Nguyễn Thị Trung

          TT Thanh niên

          48 - 50: Trưởng đoàn Trần Thọ, Phó Dương Phong

          51 - 52: Trưởng đoàn Nguyễn Việt Hồng,  Dương Phong, phó Nguyễn Ngọc Long.

          1953 - 1954  Trưởng đoàn Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Chất

                              Phó Hồ Đức Cương

          Các đoàn thể cứu quốc đã thực hiện lời Bác dạy về đoàn kết, đã thống nhất một khối kháng chiến như một rừng cây “trường xuất bất lão”. Sức mạnh vô đdchj và vô tận của khối đoàn kết toàn dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng và nguồn lực bất tận của cuộc trường kỳ và toàn diện kháng chiến để đi đến thắng lợi năm 1954.

          5. Thực hiện chủ trương bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến:

          Ách đô hộ của thực dân Pháp hơn 80 năm và chính sách bình cường dân nhược của đế quốc phong kiến đã làm cho nhân dân ta nghèo nàn đói rách, đất nước ta xơ xác tiêu điều. Mới giành lại được chính quyền, chúng ta đã phải đương đầu với nạn ngoại xâm trở lại. Chủ trương “ bồi dưỡng sức dân là một đường lộ vô cùng sáng suốt vô cùng sáng suốt của Đảng ta. Đó là một vấn để to lớn và cấp thiết. Thực hiện các chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ và Hồ Chủ tích, địa phương đã thực hiện một số chủ trương: chế độ lao động, chia ruộng đất công cho dân cày nghèo loại bỏ các loại thuế khoá và Việt gian chi cho nông dân thực hành tiết kiệm để diệt giặc dốt, giặc đói và bồi dưỡng sức dân.Tiếp đó, ta tiến hành giảm tô, 25% giảm tức, cải cách ruộng đất…

          Nói đến bồi dưỡng sức dân, phải nghỉ đến bồi dưỡng cho nông dân trong cuộc cách mạng, đó cũng là vấn đề công nông liên minh. Trước hết nói về vấn đề giảm tô, ta đi từ giảm tô gắn với hoãn nợ, xoá nợ từ năm 1947 đến vận động giảm tô có định mức 25% và cuối cùng triệt để giảm tô, xã Thăng Bình đã huy động lúa sung túc để cấp cho dân quân, bán các lùm, lòi làm quỹ dân quân, mau sắm vũ khí cho dân quân, đài thọ cho dân quân trong các kỳ luyện tập.

          Công việc khai hoang phục hoá tiêu biểu của xã Thăng Bình là ở hai xứ Bò Bằng và Đềm Riềng. Xứ Bò Vàng do đồng chí Trần Bường làm tổ trưởng, xứ Đầm Riềng do cố Quang Huy phụ trách. Từ năm 1949 đến năm 1954, 30 mẫu ruộng hoang hoá này đã đưa lại một nguồn thóc lúa khoai sắc khá lớn cho địa phương kỳ giáp hạt. Thành tích này đã được tỉnh lưu ý, năm 1952 có Trần Quang Huy đã đạt danh hiệu chiến sĩ nông nghiệp của tỉnh. Ta lại đã góp cổ phần và cử đồng chí Trần Bá Mưu tham gia HTX của Huyện Thạch Hà. Cuộc vận động mở hợp tác khai hoang ba trại đã có thêm 400 cổ phần, mỗi cổ phần 20 đồng, với số vốn gần 1 vạn bạc, HTX đã xây dựng cơ sở vật chất 5 gian nhà ở, 5 gian chuồng trâu, bò, một sân phơi lớn với 5 con trâu bò cày kéo và khai khẩn được 20 mẫu ruộng Tam Nại. Vụ chiêm 1949 thu hoạch 500 gánh thóc. Đồng chí Nguyễn Công Yến đã bỏ khá lớn công sức vào kế hoạch này tiếc rằng vì bước đầu còn thiếu kinh nghiệm quản lý nên đến năm 1951 phải thu hẹp lại.

          Hũ gạo nuôi quân và ống tiền tiết kiệm được thực hiện khắp các gia đình, có gia đình mỗi tháng được 2 cân, nhà ít người cũng được gần 1 cân, góp gió thành bãi, số gạo tổng kết cả xã được 16.800 cân gửi ra chiến trường.

          Việc chia ruộng đất công toàn xã chia hơn 100 mẫu ruộng cho các hộ nông dân nghèo.

          Thành quả lớn nhất trong bồi dưỡng sức dân là xã nhà đã hoàn thành thắng lợi cuộc vận động cải cách ruộng đất.

          Với những cán bộ thận trọng như đồng chí Nhu, Thành … xã nhà đã tiến hành khá triệt để nhưng cũng rất thận trọng trong cuộc cải cách ruộng đất. Chỉ sau này, Đoàn uỷ về tổng kết mới xảy ra vị Trần Huê, cán bộ cải cách ruộng đất đột tử mới có sai lầm nghiêm trọng. Toàn xã đã tịch thu, trưng thư, trưng mua 385 mẫu ruộng đất, 92 gian nhà, 158 con trâu bò, 149 chum vại, 257 dụng cụ gia đình, 243 dụng cụ sản xuất.

          Số ruộng đất trên và các tài sản thu được đã đem chia cho bần cố nông và nâng mức bình quên đầu người lên 2 sào, 3 thước. Chính sách thuế Nhà nước (1951) với việc phân mảnh định hạng và ổn định sản lượng công bằng và hợp lý đã có tác dụng thúc đẩy nông dân an tâm sản xuất. Một mặt đã thực sự đưa quyền lợi “người cày có ruộng” cho nông dân phấn khởi, mặt khác đã góp một phần quan trọng vào ngân sách nhà nước. Năm 1954, toàn xã Thăng Bình thu được 1528 tạ 119 cân thóc nạp cho Nhà nước. Thuế công thương nghệp 3 tháng đầu năm 1954 đã góp vào ngân sách chính phủ 107. 770 đồng ngân sác, riêng địa phương Thăng Bình (trong đó có Đại Nài) đã chủ trương khai hoang, phục hoá xây dựng HTX đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh.

          Bên cạnh những thành tích lớn, xã Thăng Bình cũng có những ưu khuyết điểm trong bồi dưỡng sức dân, như giảm tô, thoái tô, làm không triệt để, lập trường chưa kiên định nên 1 số chống đối đã đưa phần ruộng gia đình liệt sĩ giảm 100%, một số vận động quá mức 70, 80% nên không còn để thu thuế nông nghiệp, một số thôn, xóm làm công tác tư tưởng không kỹ càng nên gây ra tình trạng tá điền sợ địa chủ, phú nông rút ruộng, phú nông địa chủ giảm tô là ban ơn giúp đỡ tá điền. Ruộng công điền 2 xứ Hạ Cao và Ba Trại đã đem bàn mấy lần mà không chia được cho dân nghèo.

          Về mặt bồi dưỡng tinh thần, địa phương đã coi trọng giáo dục đường lối chính sách, các cuộc vận động chỉnh huấn, chỉnh quân, rào cản chỉnh quân, rào cản chỉnh cơ, tổ chức tốt các nhóm in thông tin tuyên truyền và các chòi phát thanh. Chiều chiều, đến giờ thông tin bà con lại tập trung dưới chòi phát thanh (toàn xã có 5 chòi) để nghe tin tức và các chủ trương mới nhất của xã.

          Phong trào vận động làm nhà tiêu, giếng nước, phụ nữ ăn mạc hợp đời sống mới và vệ sinh. Có một thời kỳ Bệnh viện tỉnh đóng ở Hoà Hợp (trong xã) nên đã kết hộp phòng, chữa bệnh bảo vệ sức khảo cho dân. Ngành giáo dục phổ thông được xây dựng từ sơ cấp đến cấp I hoàn chỉnh, sau khi trường Đình Nủi bị đánh phá, toàn xã đã chia ra Thăng Bình 1, Thăng Bình 2, rồi chia lớp, chia giáo viên về dạy và đặt trường lớip ở các xóm. Lúc bấy giờ đi đôi với chống mê tín, dị đoan, xã đã có phong trào hợp từ xã đến các họ.

          Đặc biệt, phong trào chống nạn thất học, các lớp bổ túc văn hoá được mở khắp thôn xóm, có nhiều ông già, bà lão vẫn đeo kính đi học, năm 1949, toàn xã có trên 6000 dân trong độ tuổi đã xoá xong nạn mù chữ, bắt đầu thanh toán toàn huyện Thạch Hà.

          6. Củng cố và bảo vệ hậu phương trong kháng chiến

          Trong những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa cũng như sau khi đã giành được chính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng là các đội tự vệ chiến đấu. Như lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, không có dùng guơm thì cuốc, thuổng, gậy guộc” với vũ khí thô sơ, giáo mác, tầm vông, đội vũ trang cách mạng của xã nhà đã trưởng thành,  ngày 2/9/1948 đã tổ chức được triển làm vũ khí có đủ các loại súng từ đại liên trở xuống. Bảo vệ đoàn biểu tình, bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ an ninh cho thôn xóm, cướp chính quyền trong tay hương lý… chúng ta đã có sẵn một lực lượng thanh niên, trung niên và cả lão quân, toàn xã có đồng chỉ chỉ huy trưởng Hồ Tôn Quyền, chỉ huy phó Hồ Phi Long, mỗi giáp đều chọn trong số cựu binh hăng hái làm cách mạng, một ban chỉ huy tự vệ của giáp. Cuối năm 1946, lớp huấn luyện cán bộ tự vệ dân giáp mở màn toàn xã với 60 cán bộ từ tiểu đội trở lên, Hồ Chủ tịch đã huấn thị dân quân, tự vệ, du kích là lực lượng của toàn dân, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Kẻ địch dù hung bạo đến đâu hễ đụng đến bức tường đó đều bị tan rã. Các cuộc vận động tuần lễ đỡ đầu dân quân, tuần lễ vũ khí, quĩ tự túc của dân quân được phát động khắp các thôn, xóm. Từ khi trong quân đội có cuộc vận động luyện quân, lập công, phong trào vũ trang của xã nhà đã trưởng thành nhanh chóng. Toàn xã Thăng Bình có 1126 dân quân du kích, 1.120 dân quân tự vệ, 360 nữ dân quân và 98 lão quân, 25 khẩu súng các loại các loại, 370 lưu đạn, 750 quả mìn và các loại chông sắt, chông bàn, 2.200 giáo mác, đạn dược, gươm, thùng lùng. “Chiến sĩ không tiếc máu xương, ta đây không lẽ ngồi dương mắt nhìn”. Các tuần lễ ta thu được đủ loại trằm vàng, trằm bạc, ngụ dự bằng đồng quí giá. Kỷ vật thiêng liêng đềm đem ủng hộ chiến sĩ. Chúng ta đã đào đắp hàng chục đường giao thông và giao thông liên giáp thập đạo, phá hoại 4km đường quốc lộ 1 và quốc lộ 7, 2 chiếc cầu kiên cố bị đánh đập, rồi rào làng chiếm đánh ở 5 giáo, phá hoại thị xã, phủ lỵ, đào đắp liên miên, phá hoại liên tục, tất cả cho công cuộc chống ngoại xâm.

          Lực lượng công an với phong trào bảo mật ba không: không biết, không nghe, không thấy của toàn dân đã giữ gìn bí mật tuyệt đối cho kháng chiến. Suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, tuy là đầu mối giao thông có gần 4 km đường sông chạy qua, ta không hề có vụ nào mất cảnh giác, lộ bí mật. Với các thành tích kể trên, Đại hội rèn cán chỉnh quân huyện Thạch Hà đã xếp lực lượng vũ trang Thăng Bình vào loại khá nhất huyện.

          7. Động viên nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.

          Trước hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi cứu nước, lời kêu gọi cứu nước như lời hịch truyền của cha ông vang vọng từ ngàn xưa, hàng triệu đồng bào đứng lên, 50 thanh niên xã nhà lên đường Nam tiến, suốt cuộc chiến đấu 9 năm, 305 chiến sĩ đã ta đi và 40 chiến sĩ đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Toàn xã đã ủng hộ quỹ độc lập 680 đồng, đảm bảo phụ quốc phòng 12.500 đồng, công phiếu kháng chiến 25.200 đồng, công trái quốc gia 3.400 đồng, hũ gạo nuôi quân, bán lúa định giá 5.700 đồng, mùa. Mùa đông binh sỹ và ủng hộ thương bình 13.000 đồng, 40 tấn thóc. Thuế nông nghiệp 4 870 tấn thóc, hội mẹ chiến sĩ vận động 300 bánh chứng, 400 quả cam, 150 cân cốm và nhiều vật phẩm khác tặng bộ đội, tuần lễ đỡ đầu dân quân đã hiến 120 mẫu ruông, 2 con trâu, bò, 8 cày, bừa, 72 nồi niêu đồng, 28 kẻng và chiêng đồng, 3 bộ gụ sự và tam sự bằng đồng, 1 nén bạc thịt, 120 quan tiền đồng và 2 đôi trằm vàng, 12 đôi trằm bạc, 676. 395 ngày công ngắn ngày.

          Những gia đình có từ 2 đến 5 con

  1. Nguyễn Công Thông có 5 con nhập ngũ
  2. Nguyễn Đình Tâm          4
  3. Hoàng Ôn                     5
  4. Nguyễn Văn Tuệ            4
  5. Nguyễn Thừa Thanh       3
  6. Trần Bảng                       3
  7. Dương Văn Sam             3
  8. NguyễnThị Lộc               3

 

Liệt sỹ chống thực dân Pháp

 

1. Hoàng Văn Lương

2. Nguyễn Đức

3. Nguyễn Đức Trung

4. Nguyễn Văn Nông

5. Nguyễn Văn Phước

6. Hồ Trọng Tường

7. Nguyễn Thụ

8. Nguyễn Xuân

 

9. Nguyễn Hữu Thái

10. Nguyễn Đình Quê

11. Nguyễn Hữu Kỳ

12. Trần Phú

13. Phan Nghệ

 14. Nguyễn Văn Khương

15. Nguyễn Thừa Thinh

16. Nguyễn Thế Châu

17. Trần Văn Thị

18. Nguyễn Đình Lục

19. Nguyễn Hữu Hào

 20. Trần Quốc Trạch

21. Trần Quang Bình

22. Lê Văn Minh

23. Nguyễn Hữu Việt.

24. Nguyễn Đình Nuôi

25. Nguyễn Công Cát

 

 

Đài Nài đã được thưởng 17 huân chương kháng chiến. Việc động viên nhân tài vật lực đã đạt một kết qủa lớn, nhưng nhìn chung đang nặng nề về tự giác, tự nguyện, chưa được công bằng, hình thức đấu giá nước xách đang phần nào đề cao người có của, bọn phú hào. Đối với số chậm tiến chưa nhiệt tình đóng góp còn thiếu thái độ kiên quyết.

          8. Hoạt động chống phá của địch, kế hoạch đối phó của Đảng bộ và chính quyền địa phương.

          Thăng Bình là một xã phụ cận thị xã, có phủ lụ, có quốc lộ 1A chạy qua, có 3 vùng thiên chúa giáo, có vùng toàn tòng. Vòng Hoa lộ, vùng nam nhân hoà đều có công an mật của ta hoạt động và có mạng lưới cốt cán là đối tượng Đảng hoặc đảng viên để giám sát mọi hoạt động của địch.

          Ngoài những luận điệu xuyên tạc nói xấu Đảng và Chính phủ, Việt Minh. Một số cha cố đội lốt tôn giáo thường ví hoạt động của chính như quả bù v..v… Ở nam nhân hoà còn có hiện tượng giật bom giả, bắt cóc phụ nữ đi họp đêm. Ta đã nắm được những kẻ gây rối đó đưa nộp kiểm điểm, bắt nhận lỗi, trấn áp kịp thời việc phá hoại chỉ có từng cú, từng nhát lẻ tẻ không phá hoại được cuộc kiến thiết và kháng chiến của ta.

          Đế quốc Pháp đã mấy lần đánh phá, cho máy bay ném bom cầu Phủ, Nủi Cầu, chợ Phủ, núi Nài, Đò Neo. Ta đã kịp thời hàn gắn mọi tổn thất và làm cho nhân dân an tâm. Sau lần ném bom và bắn phá chợ tỉnh, họp trên vùng núi Nài, ta cho phụ nữ, trẻ em, người già cả sơ tán lên nủi Cầu và một số xã khác.

          Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, lợi dụng điều khoản tự do đi lại giữa hai miền Nam - Bắc, bọn đội lốt tôn giáo đã rêu rao “chúa đã vào Nam”, con chiên quyết không để mất chúa”, vào nam với chúa, với đức mẹ, con chiên được ăn no mặc lành. Lợi dụngv iệc chia xã vừa xong, mọi vấn đề đang lộn xộn, chúng tổ chức thanh niên tử vì đạ, vũ trang lùng sục các xóm tôn giáo, nhất là nam Nhân Hoà, thúc ép dân chuẩn bị tích cực ra đi và kiểm soát người lạ mặt, không cho cán bộ Đoàn xuống cơ sở công tác. Trước tình hình này, tháng 12/1984, Huyện phái một đoàn cán bộ 20 người, lúc đầu bị bọn xấu xúi giục, một số giáo dân tỏ thái độ không hợp tác nhưng với tinh thần kiên trì thuyết phục nói rõ phải trái cho đồng bào nghe. Dân đã tin cán bộ và bọn phản động đã bị dân vạch mặt. Một mặt xét thất 16 hộ có 36 nhân khẩu hợp tình hợp lý cấp giấy đi Nam. Bà con được Huyện tham gia giúp gạo, vải, các xóm bên lương tương trợ 170 cân thóc giống, 20 gánh khoai lang, 20 quả bầu bí, 15 gánh phân chuồng, 18 ngày công cày bừa để tiếp tịc sản xuất làm ăn bình thường. Giáo lương đoàn kết keo sơn bước vào làm ăn và nhất là trong công cuộc chống phá hoại của đế quốc Mỹ.

          IV: Xây dựng địa phương trong hoà bình, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiến tới thống nhất đất nước.

          Thời kỳ này bắt đầu Hiệp nghị Giơ ne vơ 1954 đến 1965 (khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chống phá hoại miền Bắc). Được chia ruộng đất, nông dân chỉ làm 2 mùa riêng rẻ rồi vào đổi công, năm 1959 vào HTX. Trong giai đoạn này, địa phương chúng ta cũng như nơi khác có tiến hành công tác sửa sai. Nhiều nơi chính quyền không đủ mạnh, cấp ủy không kiên quyết nên để xảy ra tình trạng tranh chấp nhà cửa, đồ đạc. Một số bần cố nông bán đổ, bán tháo quả thực, vì lo lắng sửa sai phải trả lại. Ở Thạch Hoà (xã Đại Nài ngày nay) công việc sửa sai được hợp tình, hợp lý. Ngoài những khoản nhà nước đền bù, trong nông dân lao động bị quy oan (đại đa số là trung nông) cũng rất phấn khởi. Địa phương ta cũng không xảy ra tình trạng tranh chấp quả thực và thù hằn nhau, trả đũa trong sửa sai.

          Sau khi chia xã, chi bộ xã đã bầu ra cấp ủy

          54 - 55 Bí thư Trần Lê

                      Phó Nguyễn Hữu Nguyên

                      VP Hồ Xuân Đào

          56 - 57  Bí Thư Nguyễn Hữu Nguyện

                     Phó  Lê Nghi

                      VP Hồ Xuân Đài

          57 - 59 BT Nguyễn Hữu Nguyên

                      Phó  Lê Nghi

                      VP Hồ Xuân Đào

          Từ năm 1960 toàn xã chia làm 3 chi bộ, Chi bộ 1, BT Nguyễn Thừa Khang, Chi bộ 2, BT Lê Văn Hoà, Chi bộ 3, BT Hồ Trọng Tr.

          1960 - 1961 Toàn xã lập ra Đảng ủy và Thường vụ là

          BT Đ/c Nguyễn Hữu Nguyên

          PBT Lê Nghi

          VP Nguyễn Thừa Tân

          Từ năm 1960 - 1963   Chi bộ 1 BT Nguyễn Hữu Khang

                                           Chi bộ 2 Nguyễn Hữu Em

                                           Chi bộ 3 Hồ Trọng Trí

          1962 - 1963  BT Đảng uỷ Nguyễn Quốc Trí

                               PBT Nguyễn Thừa Tân - Đặng Văn Thường

  1. BT Nguyễn Hữu Nguyên

PBT Nguyễn Quốc Trí

VP Đậu Đức Trường

  1. BT Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Hữu Nguyên

Phó Đậu Thế Tường

Về Thường trực chính quyền xã

          1954 - 1956 Chủ tịch Nguyễn Hữu Quán

                             Phó Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Bính, Hồ Trọng Trí

                             Tổng thư ký: Nguyễn Đức Xuân, Dương Văn Hiển

          1957 - 1959  Chủ tịch Nguyễn Hữu Đối, Nguyễn Quốc Trí

                               Phó  Nguyễn Đức Xuân

                                Thư ký Nguyễn Thị Kỳ - Dương Văn Hiếu

          60 - 65          Chủ tịch: Nguyễn Thừa Liện, Nguyễn Quốc Trí

                               Phó Nguyễn Hữu Bính, Đậu Đức Tường, X Phú, Đức Xuân

          Thư ký: Đối, Thị Hương, Đậu Tương, Trần Hữu Tăng, Lê Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Thị Tích.

          Ban Quản lý HTX nông nghiệp

         

1959: HTX 1.

Lê Xuân Lưu chủ nhiệm

Nguyễn Hữu Quán PCN

Nguyễn Thị Sâm, Kế toán

2. Dương Quỳnh CN

Nguyễn Xuân Đức PCN

Nguyễn Thừ Bằng kế toán

3. Trần Sỹ  CN

Đậu Đức Tường PCN

Nguyễn Da hoàn  Kế toán

4. Nguyễn Công Phan CN

Nguyễn Công Nho  PCN

Trần Linh Bảo     Thư ký

 

Từ năm 1960 – 1962 chia thành 9 HTX nhỏ

1963 - 1965 2 HTX Hoà Hợp và Hoà Trung

Hoà Hợp    Nguyễn Hữu Quân

Nguyễn Hữu Sâm

Nguyễn Văn Xuân

Nguyễn Văn Tiêu

Hoà Trung   Nguyễn Hữu Em

Đặng Văn Hiên

Đặng Văn Thường

Dương Khắc Quỳnh

Đại Đồng     Nguyễn Công Nghi

Trần Suỵ

Hồ Trọng Trí

Lê Hồng Thái

Nguyễn Công Nhu

Yên Định     Nguyễn Công Thiết

Nguyễn Quốc Khánh

Nguyễn Công Thương

 

 

                   Mặt trận Tổ quốc: cụ Nguyễn Đình Xuân (Đức)

                   Các đoàn thể quần chúng:

                   Đoàn TN

                   1950 - 1955  BT Nguyễn Chất

                                        Phó Nguyễn Thừa Việt

                   1956 - 1957  BT Nguyễn Thừa Việt

                                        Phó Nguyễn Công Luyến

                   1958 - 1959   BT Trần Hữu Tăng, PBT Dương Xuân Đức, Nguyễn Công Luyến.

                   1960 -1964  Nguyễn Xuân Đại BT, Phó Lê Thị Cúc

                             1965  Hồ Thị Khang BT, Nguyễn Công Dân Phó

           Liên hiệp Phụ nữ: 1954 - 1957 Trần Thị Toàn (BT) Nguyễn Thị Hương (Phó), Nguyễn Thị Quang,

          1958 - 1965 Nguyễn Thị Quang (BT), Nguyễn Thị Hương (phó), Nguyễn Thị Sâm, Hoàng Thị Chức.

          Thường vụ nông hội

          1950 - 1956 Lê Văn Lục (BT) Nguyễn Da Sự (phó)

          1959 - 1965 Nguyễn Xuân Lưu, BT, Nguyễn Trì (phó).

          Lúc này, xã nhà đã hình thành đầy đủ các tổ chức chung quanh Đảng ủy và chính quyền và đã làm cho 3 ngọn cờ hồng “HTX Nông nghiệp, Tín dụng, mua bán”, có hoạt động đều đặn như HTX mua bán do đồng chí Nguyễn Thị Liện chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Thị Quang phó chủ nhiệm, về HTX Tín dụng Nguyễn Em chủ nhiệm, đồng chí Hoàng Ôn phó chủ nhiệm chủ nhiệm, Nguyễn Công Dốc, Nguyễn Đình Nghi, Trần Tiến. Các ban chuyên môn như ban xã đội do đồng chí Nguyễn Văn Tiêu làm xã đội trưởng, đồng chí Lê Thị Cúc và đồng chí Dương Khắc Quỳnh xã đội phó, Ban Công an có đồng chí Nguyễn Hữu Bính, đồng chí Trần Lê (lâm), đồng chí Đậu Lý phụ trách, đồng chí Trần Hữu Tài công an phó – Ban kinh tế tài chính có đồng chí Hồ Trọng Trí làm trưởng ban. Sau này đồng chí Lê Xuân Lưu chuyên trách. Ban thông tin văn hoá có đồng chí Trần Tú Kiên, đồng chí Thừa Lâm, đồng chí Thừa Lân, đồng chí Lê Phách, đồng chí Thực còn chuyên trách cả công tác TBXH. Trong giai đoạn này, sau khi chia xã, bước đầu các tổ chức chưa được kịp thời củng cố lại gặp phải những khó khăn mới như sửa sai, địch vận động đi Nam … nhưng xã nhà đã kịp thời củng cố tổ chức  dốc sức vào làm tốt công tác sửa sai, tiến hành chống địch phá hoại đi thắng lợi và tập trung chuẩn bị đi vào phong trào hợp tác hoá.

          Phong trào vận động hợp hoá:

          Lãnh đạo địa phương đã chia xã làm 4 vùng để vận động HTX, mỗi HTX có bình quân hơn trong và ngoài 100 hộ và có ruộng đất canh tcác khoảng … ha... mẫu. Sau khi phát động bà con nông dân học tập điều lệ bà con đã hăng hái tự nguyện gia nhập, chúng ta tiến hành các đại hội để bầu ra các ban quản trị. Ở bốn vùng đã đi bầu ra được 4 ban quản trị. Hoà Hợp: đồng chí Lê Xuân Lựu, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Đức Tâm; Hoà Trung: đồng chí Dương Khắc Quỳnh, Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Thừa Bằng; Đại Đồng: đồng chí Trần Lỵ, Đậu Đức Tường, Nguyễn Đình Hoàn, xóm 10: Đồng chí Nguyễn Công Phan, Nguyễn Công Nhu, Trần Linh Bảo. Bước đẩu chỉ mới quy định cổ phần ruộng đất và trâu bò. Ruộng đất nhập vào hết, còn trâu bò tuỳ ruộng đất nhiều ít mà đóng cổ phần. 21 đồng hoá giá trâu bò (1961) đã đặt ra vấn đề hoá gia sao cho những hộ nghèo có khả năng đóng góp và có con cày vì số này chiếm gần 70% hộ xã viên. Bộ máy quản lý hoạt động đều, bà con hăng hái tham gia ngày công, nên vụ đầu thu hoạch khá, mỗi công 4,5 câu. Mặc dầu lúc này ta đã đang làm giống cũ năng suất cao. Bà con nông dân phấn khởi đi vào làm tiếm vụ mới. Năm 1960 trên lại có chủ trương chia nhỉ HTX để dễ huy động, toàn xã lại chia lại thành 9 HTX nhỏ còn Yên Định bà con vẫn chưa vào. Lúc này, một vài HTX thì điều khoản bàn bạc vụ Đông Xuân – trong cuộc họp cụm ở Thanh Bình, lạc đã thu được cao hơn 50 cân/sào trong khi đó làm chung chủ đạt 30 cân/sào. Đến năm 1962, ở Yên Định HTX được thành lập, như vậy có 10 HTX.

          Từ năm 1963 – 1965, từ 4 xóm trở lên nhập lại thành HTX Hoà Hợp, gồm xóm 1, 2,3, 4, 3 HTX thống nhất; Hoà Trung gồm xóm 5, 6, 7, 8, 9, 10; Yên Định - 11 Yên Định. Đến năm 1966, toàn xã nhập lại 2 HTX cấp cao. Hoà Hợp và Hoà Bình vì phân tán địa bàn ở và sản xuất trong điều kiện chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong HTX nông nghiệp bước đầu đã đưa lại cho nông dân một luồng gió mới, thu nhập khá, có tương trợ giống vốn, con cày. Những gia đình thiếu vốn và đơn người đã nhìn thấy cái lạ rõ rệt, gắn bó HTX nhưng dần dần do bao cấp thuốc trừ sâu, phân bón… người xã viên chạy theo những công việc công điểm, đi sớm, về muộn, công sức đầu tư vào ruộng đồng kém dần nên thu nhập thấp dần. Hai mũi nhọn khác là HTX Tín dụng và mua bán bước vào hoạt động tốt, đã hỗ trợ cho nông nghiệp, cho bà con xã viên nông nghiệp, là nơi hỗ trợ nhà nội trợ cho bà con nông dân. Đê điều được bồi trúc, đường sá được củng cố, thôn xóm đã có phong cảnh cao ráo sạch sẽ . Hơn 100 hộ gia đình bần cố nông có nhà gỗ lợp ngói, sân phơi, nhà tiêu, giếng nước.

          V. Thời kỳ bước vào chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp sức người, sức của vào thống nhất Tổ quốc (1965 – 1975).

          Có thể nói trong những ngày cuối năm 1964 và đầu năm1965 là những ngày sôi nổi phong trào toàn dân tham gia chống chiến tranh phá hoại giặc Mỹ. Tổ chức lãnh đạo, điều hành các mặt từ Đảng ủy, chính quyền đến các tổ chức khác được sắp xấp như sau:

          1. Vể bộ máy tổ chức:

Thường vụ Đảng ủy:

          1965: BT Nguyễn Quốc Trị

                   Phó trực Đảng : Đậu Đức Tường

1966 - 1969  BT Nguyễn Hữu Nguyên; PBT Đậu Đức Tường

1970 -1972 Bí thư Nguyễn Thị Sâm (2),

                   Phó Trần Quốc Khánh, Nguyện Thị Thiện

1973 - 1975 BT Nguyễn Thị Thiện

          Phó Nguyễn Hữu Kỳ, Trần Quốc Khánh (sau ra Thị uỷ) .

Các chi bộ, trước có 3 chi bộ, sau 2 vùng 2 chi bộ, cho bộ nhà trường và chi bộ mua bán.

Tổ chức chính quyền:

1965: CT Nguyễn Quốc Trí

          Phó Nguyễn Xuân Đức

          Uỷ viên: Nguyễn Đình Xuân

                         Nguyễn Quốc Thanh

                        Nguyễn Thị Tích

1965 - 1975 : Chủ tịch Nguyễn Đình Xuân, phó Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Thị Thiện, Nguyễn Viết Xuân. Uỷ viên: Nguyễn Thị Tích, Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Thị Khang, Nguyễn Thị Tuyết.

Mặt trận Tổ quốc: cụ Nguyễn Thị Xuân và các trưởng đoàn thể, PBT Đảng ủy.

Các đoàn thể:

Đoàn TNLĐ, ĐTNCS

1965: BT Hồ Thị Khang

          PBT Nguyễn Công Dâu

1966 - 1969  BT Nguyễn Thị Lương, Phó đ/c Dân, Tuyết, Hà Cư

1970 - 1973 BT Nguyễn Thị Tuyết, phó Lê Thị Đường, Nguyễn Thị Kỷ, Dương Thị Trinh.

1974 - 1975 Bí thư Nguyễn Thị Kỷ, 1975 - Nguyễn Thị Trinh; phó Nguyễn Thị Trinh, Đặng Thị Xuân.

Liên Hiệp Phụ Nữ:

1965 - 1969 Bí thư Nguyễn Thị Sâm, Phó Hoàng Thị Chức

1970 - 1971  Bí thư Lê Thị Cúc, phó Hoàng Thị Chức

1972 - 1975  Bí thư Nguyễn Thị Sâm, phó:  Hoàng Thị Chức

Nông dân:

1965: Bí thư Nguyễn Hữu Trì

Các ngành, xã đội:

1965 - 1967, xã đội trưởng Nguyễn Văn Tiêu

                   Phó: Lê Thị Cúc, Dương Khắc Quỳnh, Nguyễn Xuân Lưu, Nguyễn Văn Thu.

1968, 69, 70: Dương Khắc Quỳnh, Lê Văn Thu, Nguyễn Huy Lam.

Công an:

1965 - 1966 trưởng Đ/c Đậu Lý, phó Nguyễn Hữu Trì

1967 trở đi đồng chí PCT phụ trách luôn ngành công an

          Ban kinh tế tài chính

1965 - 1966: Uỷ viên: Nguyễn Xuân Lưu, sau đó đồng chí Nguyễn Thừa Lộc đến năm 1975.

Thông tin văn hoá:

1965:  Đ.c Nguyễn Đình Trinh sau đó đồng chí Hoàng Thị Chức, Nguyễn Thị Liên.

Thương binh xã hội:

1965 -1968  Đ/c Nguyễn Thị Sâm, Hoàng Thị Chức

1969 -1978  đ/c Lê Đăng Đại

Mua bán:

1965 - 1966  Chủ nhiệm Nguyễn Thừa Liên, phó Nguyễn Thị Quang

1967 - 1971   Chủ nhiệm: đ/c Trần Tiến, phó Nguyễn Thị Quang, đ/c Hợp, Nguyễn Thị Sâm, Xuân Hùng.

1972 - 1975  Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Thị Quang, Nguyễn Thị Hương.

Tín dụng:

1965 - 1975 Chủ nhịêm Lê Nghi, phó CN Nguyễn Hữu Em.

1966 - 1968  Chủ nhiệm Nguyễn Hữu Em, phó Hoàng Ôn

1969 - 1975  Chủ nhiệm Đậu Trí Tương, Phó Hoàng Ôn

Ban kinh tế xã hội:

Nông nghiệp: Đầu năm 1966, các HTX đã tiến lên 2 hợp tác cấp cao thu hú 100% hộ nông dân, đó là HTX Hoà Hợp và Hoà Bình.

Ban Quản lý Hoà Hợp gồm có các đồng chí: Nguyễn Thị Toái, Nguyễn Thị Bách, Lê Văn Lưu, Phạm Thị Hoà, Hoàng Ôn, Nguyễn Thị Sâm, đ/c Lộc, đ/c Văn Xuân, Ạnh Hồng, đ/c Canh, Nguyễn Thị Xuân.

Ban quản lý HTX Hoà Bình gồm có các đ/c: Nguyễn Công Nghi, Dương Thị Tuyết, Lê Thị Cúc, Nguyễn Hữu Em, đ.c Hiền, Nguyễn Công Anh, Lê Đăng Thái, Trấn Tiếu (Tiến, Điếu):

Năm 1974 bước lên HTX cấp cao toàn xã: Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thiện (kiêm Bí thư Đảng ủy), Nguyễn Công Anh, phó chủ nhiệm, Nguyễn Đình Xuân, ủy viên.

1975: Chủ nhiệm Nguyễn Công Anh

          Phó: Dương Hiễn và Nguyễn Đình Xuân

2. Âm mưu thủ đoạn đánh phá Đại Nài của không lực Hoa Kỳ trong 4 năm chiến tranh phá hoại:

Đại Nài có đường Quốc lộ 1A,c ó cầu Nài (cầu Phủ) có núi Cảm (có Rađa và đơn vị Ra đa), có đường sông dài 3 km và là nơi tập kết kho tàng thóc gạo, hàng hoá. Vì vậy, bước vào đầu năm 1967, Đảng ủy và chính quyền đã thành lập các ban phòng không đào hào thông kiên lạc sâu 1m cho thông trong xóm làng và thông suốt trong toàn xã, mỗi gia đình làm 1 hầm Triều Tiên khá kiên cố và một số hệ thống hầm tròn ở nơi công cộng như trú sở, trường học.

Ngày 26/3/1965, chúng huy động một lực lượng máy bay khá lớn oanh kích núi Cảm Sơn ở đó có Ra đa và đơn vị phòng không. Ta đã rời Ra đa và rút quân từ mấy ngày trước nhưng để bố trí một trần đầu thắng lớn ta làm ra đa giả chiếu nhử địch. Mặt khác ta bố tró mấy đơn vị cao xạ chốt ở Đại Nai, Miệu Cần và 2 đơn vị du kích nam nữ, lão quân Đại Nài vùng quanh Ra đa.

Ngày hôm đó ta đã bắn rơi 12 máy bau Mỹ ghi trận đầu thắng lớn. Ngày 31/3/1965, chúng alị huy động lực lượng lớn đánh vào Cầu Phủ và từ đó, chúng đánh 1 ngày 2 - 3 lần kể cả ngày lẫn đâm coi đó là điểm “chốt” đánh phá giao thông trên quốc lộ 1A hòng ngăn chặn và cắt đứt đường chủ yếu chi viện vào chiến trường miền Nam.

 Đánh dọc theo sông Nài, ở những nơi chúng nghi cất dấu phương tiện vượt sông, các đội dân công hàn gắn đường sá. Chúng đã giết hại và làm bị thương gần trăm người dân Đại Nài vô tội, phá hoại ruộng vườn, trâu bò, ngăn cản sản xuất làm ăn sinh sống, gây hoang mang đảo lộn cuộc sống của nhân dân ta, gây tang tóc đau thương, uy hiếp tinh thần nhân dân ta.

Số liệu thống kê sau đây có thể nói lên điều đó:

Năm 1965: tổng số vụ: 54, trong đó ban ngày 46, ban đêm 8; các loại phương tiện đánh phá: pháo: 1976, sát thương 725, bom nổ chậm 27, tên lửa: 172, rốc két 163, 20 ly 38. Năm 1966: tổng số vụ 63, trong đó, ban ngày 41, ban đêm 22, các loại phương tiện đánh phá : pháo 1024, sát thương 928, bom nổ chậm 16, tên lửa 186, Rốc két 149, 20 ly 27. Năm 1967, tổng số vụ: 86, ban ngày 45, ban đêm 41, các loại phương tiện đánh phá: pháo 1198, sát thương 1012, bom nổ chậm 54, bi 8, tên lửa 214, rốc két 232, 20 ly 29, 5 vụ pháo kích, 182 đạn. Năm 1968: tổng số vụ 153, trong đó ban ngày 63 vụ, ban đêm 70, các loại phương tiện đánh phá: pháo 1509, sát thương 1881, bom nổ chậm 84, tên lửa 290, Rốc két 353, 20 ly 48, 11 vụ pháo kích, đạn 296.

Qua bản tổng hợp trên, chúng ta có nhận xét như sau:

- Năm 1968 là năm chúng đánh phá ác liệt nhất, tập tring vào 7 tháng ném bom hạn chế.

- Về nhịp độ càng về sau càng tăng cường

- Ném đủ các loại bom kể cả bom từ trường cài vào thôn xóm gây lo âu và hậu hoạ.

- Tuần lễ từ đó đến 24 - 7- 1968 là tuần đánh phá ác liệt liên tịc, ngày 16, 17/7 mỗi ngày 3- 6 trận, ngày 19/7 chúng đánh vào 1,4,8 liên tục từ 7 giờ tối đến 3 giờ sáng. Bình quân mỗi người dân Đại Nài chịu 4, 5 quả bom, mỗi mẫu đất 15 quả. Đánh vào thôn, xóm 151 lần, đồng ruộng 132 lần, đánh vào thôn, xóm ruộng đồng 84% so với mục tiêu quân sự. Số trận đánh phá vào các điểm: núi Nài 45 trận, cầu Phủ 164 trận, 476 lần. Trên sông Phủ (3km) 197 lần, các xóm 139 trện, 63 trận vào nhà thờ, đình, chùa. Chúng đã giết chết 34 người và làm bị thương 45 người, có nhiều người bị tàn phá suốt đời, có hầm 10 người bị chết một lúc, có gia đình (chị cu Nhâm, cu Em chất cả 4 mẹ con, gia đình anh Nhâm một cán bộ du kích cũng bị tán nát cả gia đình chỉ còn lại mình anh lúc bấy giờ đang trực súng. Trận đánh cuối cùng vào Đại Nài là 15 giờ ngày 1/1968, 17 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1972.

3. Thành tích chiến đấu và sản xuất trong 4 năm chống Mỹ, cứu nước của Đại Nài.

4 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ là 4 năm quyết liệt. Đảng bộ và nhân dân Đại Nài đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi cơ bản, góp phần cùng nhân dân miền Bắc và cả nước chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhờ chuẩn bị chu đáo đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra nên ngay trận đầu 26.3.1965, quân và dân Đại Nài đã góp phần vào trận đầu thắng lớn hạ 12 máy bay Mỹ. Chính trong trận này đã xuất hiện “10 cô gái núi Nài” cô Thiện, cô Yên, cô Tuyết, cô Thái, cô Lương, cô Huệ, cô Cúc, cô Tích …. nhiều cô đã trưởng thành từ đó. Cô Thiện là Bí thư Đảng uỷ, cô Yên là cán bộ Huyện uỷ, cô Tuyết phó chủ nhiệm HTX cấp cao Bình Định, cô Cúc trở thành xã đội trường gan dạ, mưu trí, cô Lương, cô Thái vào trực UBND …Đại Nài còn có đội lão quân trực chiến máy bay, cụ Nguyễn Thừa Liện, một cán bộ chủ chốt của xã Thăng Bình cũng ôm súng trực chiến. Cô Tuyết, chị Lam, chị Thị, anh Long, anh Lính là cán bộ y tế đã xông xáo cứu chiến chữa chiến thương của xã và đơn vị đội du lích và đại đội dân quân đều được công nhận 4 năm đơn vị quyết thắng. 147 thanh niên đã nhập ngũ đi chiến đấu khắp các chiến trường và 26 thanh niên tham gia thanh niên xung phong. Các mẹ, các chị đã xung phong giúp đỡ các đội phòng không của xã và các đơn vị chủ lực của tỉnh, thị xã 105 gánh nước chè ra trận địa, 145 kg chè xanh tặng bộ đội, du kích, 804 cân khoai cũ, 317 cân rau màu, bầu, bí, 160 cân gạo nếp, 132 quả cam, 1238 gánh lá nguỵ trang cho trận địa pháo. Nhân dân và dân quân đã đào đắp: 10.921 nút hào, 671 hầm Triều Tiên, 221 lán huỷ, 283 dàn chống bom bi, 142 cái nhà đất chống cháy để thóc lúa, của cải. Năm 1966, xã Đại Nài đã mởi được trường cấp 2 riêng cho xã nhà và bố trí trường lớp sơ tán xuốn xóm 2, sau lại phân tán thành 2 chỗ tại cơ sở Bình Định, còn cấp I thì bố trí giáo viên dạy theo vùng. Các lớp Bổ túc văn hoá cho cán bộ xã và thanh niên được mở đều đặn.

Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, các đội sản xuất vẫn hoạt động bình thường vào các mùa vụ đều thu hoạch khá, nhờ vậy mà nhiều gia đình sơ tán vẫn có người lao động ở lại bám đồng ruộng sản xuất để nuôi sống cả gia đình. Ngoài các cuộc học tập tình hình nhiệm vụ, phổ biến thời sự, xã đã có mạng lưới loa truyền thanh về hai vùng. Bên cạnh thành tích chiến đấu, trong chống Mỹ, cứu nước Đảng bộ và nhân dân xã Đại Nài đã đạt được thành tích toàn diện, địch đánh ngày thì bà con làm đêm, địch đánh cả ngày đêm thì đánh xong, giải quyết xong hậu quả cuộc đánh phá bà con lại bắt tăy và sản xuất. Nói bám đất, bám làng, ta không thể quên để giúp được ta cấy hết diện tích vụ mùa năm 1965 đế quốc Mỹ đã giết chết cô Trâm làng Nủi ở cầu Voọc khi đoàn của cô chi đoàn của cô đang giúp ta đát nước chống hạn, bom Mỹ sát hại cô khi trong tay còn nắm dây gàu. Ngoài việc giết người, phá hoại nhà cửa, tài sản của công và nhân dân, nhà cửa, làng mạc nhưng địch vẫn không uy hiếp được, nhân dân ta không sợ, địch càng điên cuồng hung hăng, đánh phá ác liệt, ta lại phủ xanh làng mạc ruộng đồng, nên nhân dân Đại Nài không đến nỗi thiếu đói. Khi hết đánh phá là bà con lao vào cải tạo đồng ruộng, làm lỡ vùng bờ thửa, cấy giống nước để có năng suất cao. Nhờ cấy giống, nước, nhăng giây thẳng hàng, cấy ngửa tay, mùa lịch sử 18 tạ/ha, năng suất bình quân đạt 15tạ/ha, bà con no ấm càng hăng say sản xuất. Nhưng chưa có kinh nghiệm trong cơ chế khoán ước và điều hành lao động nên tình trạng dân công phóng điền càng lớn, thêm vào đố, gặp thiên ta thất bát, công lao động lại quá thấp. Năm 1971, một gia đình 2 lao động, vụ mùa làm được 280 công mà ăn chia phân phối chỉ đạt không đầy 4 yến thóc. Thua keo này bàu keo khác, bà con lại tích cực làm vụ Đông – Xuân, và có chán nản chăng xã viên cũng vẫn phải lao vào lao động sản xuất, chăn nuôi. Vì Đại Nài ngoài làm ruộng không có nghề nào khác. Tiếp đó HTX lại chủ trương cất bốc mồ mả, cải tạo mặt bằng đồng ruộng để chuẩn bị chủ động tưới tiêu nước, khi đã có thủy lợi về. Sau hai năm làm thủy lợi, ngày 16/8/1976, dòng nước ngọt từ hồ Bộc Nguyên xa xôi đã về tưới được 75 ha đất ruộng Đại Nài. Ngoài đội 202 thường xuyên có mặt trên công trường Bộc Nguyên - Kẻ Gỗ, bà con đã lên công trường hàng chục đợt với lao động toàn dân, chỉ trừ cán bộ trực, người quá già cả và chị em phụ nữ có thai, sinh nở (năm 1974, bình quân 1 lao động đạt 112m3 (điển hình như cô Diệu đội 8 đạt 150m3). Về địa phương.

Về địa phương, bà con lại tiến hành san lấp hố bom. Công san lấp hố bom có thể nói là quá tốn kém và khó khăn nhất nhưng Đại Nài không san lấp hố bom thì lấy đâu đủ ruộng cho nông dân sản xuất, khó khăn tốn kém mấy công sức cũng phải làm. Đại Nài bị địch đánh phá nhiều, xới trên bom cày trên đạn nên công sức san lấp hố bom đã trở thành một công trình lớn của nhân dân. Chỉ một thời gian 3 vụ hè, hầu hết các hố bom, đạn đã được san lấp, bà con đã có thêm gần 30 ha để sản xuất làm mùa. Với thành tích toàn diện đó, Đại Nài qua 4 năm chống Mỹ, cứu nước đã được khen thưởng như sau: 1 Huân chương chiến công hạng nhất cho cán bộ, nhân dân toàn xã. 1 Huân chương chiến công hạng 3 cho nữ dân quân; 2 Huân chương chiến công hạng 3 cho hai trong 10 cô gái núi Nài là cô Dương Thị Tuyết và Lê Thị Yên, 3 lá cờ dân quân du kích quyết thắng, 1 lá cờ xã khá nhất trong tín dụng gửi tiết kiệm nhất huyện, 16 bằng và 40 giấy khen của UBHC tình và của Bộ, 80 giấy khen của Huyện đủ các ngành, 1 bằng khen của Bộ Giáo dục về văn hoá giáo dục, 1 bằng khen của Bộ Công an về trị an, 1 bằng khen của LHPN Việt Nam tặng LHPN xã Đại Nài, 1 bằng khen của Mặt trận tỉnh tặng Mặt trận xã, 1 bằng khen của Ty Công an khen cán bộ công án xã, 3 cá nhân đạt Huy hiệu Hồ Chủ Tịch.

V. Tình hình xã Đại Nài từ năm 1976 - 1983.

Giai đoạn này là giai đoạn mới của đất nước, Mỹ cút, nguỵ nhào, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Xã nhà đã bước đầu củng cố HTX cấp cao toàn xã. Sau Đại hội lần thứ V toàn quốc và Đại hội cơ sở việc lãnh đạo và điều hành được sắp xếp lại như sau:

Về lãnh đạo của Đảng

1975 - 76: Thường vụ, Bí thư Nguyễn Thị Thiệu

                   Phó đồng chí Nguyễn Hữu Kỳ.

1977 - 1981 Bí thư đồng chí Nguyễn Công Anh

                   Phó đồng chí Nguyễn Hữu Kỳ

1982 - 1987 Bí thư đồng chí Nguyễn Đình Xuân

                   Phó đồng chí Nguyễn Thị Tuyết

1987 - 1990 Bí thư đồng chí Nguyễn Đình Xuân

                   Phó đồng chí Nguyễn Xuân Đồng

1990 - 1991 Bí thư: đ/c Nguyễn Đình Xuân

                   Phó: đ/c Nguyễn Thị Bách

Uỷ ban nhân dân:

1975 - 1983, Chủ tịch: Nguyễn Đình Xuân

                    Phó: Nguyễn Văn Xuân

                   Trực: Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Bách, Nguyễn Thị Minh.

1984 - 1986 Chủ tịch đ/c Nguyễn Đình Vinh

                   Phó đ/c Lê Hữu Kỳ

                   Trực thư ký Dương Văn Đằng

                                      Nguyễn Thị Minh

1987 - 1991    Chủ tịch Nguyễn Hồng Ninh

                       Phó trực Nguyễn Hữu Sơn

                      Thư ký hội đồng: Nguyễn Thị Tuyết

                   Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng

1975 - 1980 Nguyễn Văn Xuân

 1981 - 1990 Nguyễn Quốc Trí

                   Đoàn TNCS

1975 - 1978 Bí thư Nguyễn Thị Ký, Nguyễn Thị Trinh, phó Đặng Thị Xuân.

1979 - 1984  Bí thư Bùi Hữu Sơn  phó Nguyễn Đình Thiên (Nguyễn Đình Quyết).

1985 - 1987  BT Nguyễn Đình Quyết PBT Lê Văn Bính

1988 - 1991  BT Lê Văn Bình, Phó, Nguyễn Thị Thiêm, Nguyễn Văn Thương.

Liên hiệp hội phụ nữ xã 

1975 - 1982  Bí thư Nguyễn Thị Bách  BT Nguyễn Thị Sâm

                   Phó Nguyễn Thị Thục, Lê Thị Đào

1983 - 1987  BT  Nguyễn Thị Bách, Lê Thị Đào

1989 - 1991 BT Lê Thị Đào, phó Phạm Thị Quỳnh

          Hội nông dân từ 1984 mới củng cố lại đồng chí Hiệu, Cảnh trong Ban quản lý HTX được chỉ định phụ trách.

1989 - 1991 Chủ tịch Trần Nghĩa, phó Nguyễn Xuân Đào.

          Các ngành chuyên môn quanh chính quyền xã

Ban xã đội:

1975 - 1976  Xã đội trưởng Dương Khắc Quỳnh, Minh Lương

                   Phó Nguyễn Huy Lam

1977 - 1982 Xã đội trưởng Nguyễn Đình Nam

                   Xã đội phó Dương Đằng

 1983 - 1987 Xã đội trưởng Dương Văn Đằng

                   Xã đội phó Trần Mạnh Trường

 1987 - 1990 Xã đội trưởng Lê Văn Thinh, Nguyễn Đình Xương

          Ban Công an: Từ năm 1975 trở đi đến 1978 đồng chí phó chủ tịch nội chính phụ trách công an

Ban kinh tế tài chính: trưởng ban Nguyễn Thừa Lộc cho đến 1987

1978 - 1991, chủ nhiệm đ/c Nguyễn Văn Xuân đến 1978

1979 - 1991, chủ nhiệm đ/c Phạm Khánh, Đại úy về hưu.

Hợp tác xã bổ sung

1975 - 1978 đ/c Đậu Đức Trường và đ/c Hoàng Ôn

1979 - 1984 đ/c Nguyễn Hữu Kỳ kiêm trưởng ban và phó: đ/c Ôn.

1985 - 1991 đ/c Nguyễn Thị Bách, trưởng ban

Ban Thương binh xã hội

1975 - 1978 trưởng ban Lê Đăng Đại

1979 - 1982  Trần Phương Huệ

1983 - 1991  Hồ Quang Quế

 Thông tin văn hoá: đ/c Nguyễn Xuân Kiêm và đ/c Lê Thị Lựu, đ/c Nguyễn Thị Liên phụ trách đến 1978, từ năm 1979 trở đi có người chuyên trách. Sau này đ.s Bùi Hữu Sơn có chuyên trách được 3 năm rồi tiếp đến đồng chí Uỷ ban kiêm gần đây mới giao lại đồng chí Quyết.

Ban y tế xã: đ/c Lê Hồng Lĩnh và Nguyễn Ngọc Long, Lê Thị Tam. Từ 1984, đ/c Lê Văn Tư và đ/c Nguyễn Đình Quảng

Đ/c Nguyễn Thị Tuyết phụ trách sau khi đồng chí Lĩnh và đồng chí Tam nghỉ hưu.

Hợp tác hoá nông nghiệp:

          1975 - 1979 đ/c Nguyễn Công Anh, đ/c Nguyễn Đình Xuân

1980 - 1989 đ/c Nguyễn Hồng Ninh quyền chủ nhiệm khi đồng chí Xuân được cử đi học và tiếp đó làm chủ nhiệm đến năm 1989 chuyển sang làm chủ tịch UB.

Từ năm 1987 các HTX nông, công, thương, tín dụng nhập làm một, đồng chí Nguyễn Hồng Ninh làm chủ nhiệm và đồng chí Khánh phó.

Năm 1990 - 1991 Đồng chí Nguyễn Đình Hoa được cử đi học Đại học nông nghiệp về và bổ sung vào UBND, phó phụ trách nông nghiệp.

Trong thời kỳ này ta đã mở trường Đảng cơ sở và sơ cấp  xây dựng nhà truyền thống chống Mỹ, cứu nước, làm thẻ và hồ sơ đảng viên, xây dựng cửa hàng mua bán, làm trường học, nhà trạm xá, mở dịch vụ ăn uống, xây dựng hội trường lớn, làm điện. Có thể nói ta đã làm được nhiều việc, có những việc rất lớn như đưa nước thủy lợi về đồng ruộng, du nhập đại trà giống mới, đặc biệt là chuyển mùa vụ Thu - Đông sang Hè - Thu làm vụ chính đã làm cho năng suất sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng lên, đưa giống lợn lai về cơ sở làm cho trọng lượng đàn lợn xuất chuồng bình quyên 1 tạ trở lên.

Kết quả cụ thể thu được về các mặt qua các thời kỳ.

Trước hết, nói về công tác Đảng, năm 1978 ta đã cử đ/c Nguyễn Xuân Đào vàp dự trại của tỉnh và Trung ương phối hợp tổ chức tại trường Đảng Cẩm Xuyên. Sau đó về đã hình thành ban giám hiệu trường Đảng trên địa phương do đ.c Đào phó ban Tuyên huấn làm hiệu trưởng chuyên trách giảng dạy và đ.c Nguyễn Kỳ hiệu phó phụ trách tổ chức trường lớp, học tập, ôn tập và kiểm tra hết lớp. Chúng ta đã huy động được đông đảo đảng viên học và thi xong chương trình cơ sở, rồi chương trình sơ cấp. Ta làm tốt công tác thẻ đảng viên và hồ sơ Đảng tịch M1, M2 được Huyện uỷ Thạch Hà biểu dương. Tiếp đến làm công tác phân loại đảng viên.

          Kết hợp các việc trên đã nâng trình độ nhận thức về Đảng cũng như việc rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phấn đấu trong Đảng. Đến nay, ta có một đội ngĩ 148 đảng viên, một số lớn già cả ở trong các chi bộ cơ sở và các đồng chí về hưu. Các đồng chí về hưu nhưng vẫn tham gia tích cực công tác địa phương như đ/c Đào, đ.c Hồ trong ban Tuyên huấn, đồng chí Hồ đại tá về hưu vừa nhận kỳ lương thứ nhất đã sung vào hội cựu chiến binh, đ.c Tam ban thương binh xã hội, đ/c Tiêu, đ.c Thảo, đ/c Đức, đ/c Thụ làm bí thư chi bộ vẫn một chiểu hướng tư tưởng đổi mới cùng đội ngũ cán bộ trẻ đưa phong trào tiến lên.

          Công tác phát triển Đảng cũng làm đều đặn, có nhiều đ.c đảm nhận công tác mới như đ.c Hải công an, ruộng đất, đ.c Bình, Thương, chánh, phó BT Đoàn xã. Có những đồng chí già yếu trên 75 tuổi được cấp giấy nghỉ sinh hoạt danh dự như đồng chí Nguyễn Công Lê, Nguyễn Đình Quế vẫn xin ở lại và tiếp tục sinh hoạt chi bộ đếu đặn.

          Nhiều năm về trước, có năm xã nhà chỉ đạt 2. 400 tạ thóc. Trên mặt trận nông nghiệp với chiều hướng tận dụng ruộng đất thâm canh, tăng mùa vụ, đưa giống mới thuần chủng vào và tích cực ngăn mặn giữ ngọt, chuyển mạnh sang Hè – Thu nên ta khoán 10 lại nay, việc tăng năng suất và tổng thu nhập đã theo bậc thang đi lên. Vì vậy, mà việc đóng đậu làm nghĩa cụ các năm đều đồng phẳng và kịp thời với nhà nước. Đời sống của nông dân không ngừng được tăng lên, nhiều nàh 1/3 đã ngói hoá, tối thiểu có nhà gỗ khang trang, khu vực cầu phủ đã trở nên sầm uất và nhà bằng đá liên tục mọc lên. Bộ mặt của Đại Nài đã cơ bản đổi mới.

          HTX đã đầu tư xây dựng hội trường lớn, góp phần xây dựng 7 gian từ ngói và 3 gian trạm xã ngói.

          Về lúa và lợn đã tăng nhanh nhưng đời sống của nông dân, nếu không kịp bị mất mùa liên tiếp thì đã có no, nhưng cải thiện bữa ăn, chi tiêu xây dựng, kiến thiết thì còn quá hạn chế vì không có một nghề phụ nào phổ biến đưa lại tiền tiêu cho nông dân. Nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống cũng chưa khôi phục lại được. Trong chỉ đạo điều hành và dịch vụ ban quản lý cũng gặp nhiều lúng túng, khó khăn.

          Từ khoá 10, nông dân một số còn nợ khê đọng hợp tác xã nên HTX không có vốn đầu tư cho nông dân về giống, vốn, phân bón, thuốc trừ sâu … nhất là đối với liên hệ có khó khăn nên việc tiến lên trong HTX không được đồng đều.

          Văn hoá xã hội:

Trong thời kỳ 1976 - 1983 ta đã nổi lên về văn hoá và truyền thống. Đội thông tin văn nghề được giải nhất của Huyện, nhà truyền thống 7 năm liền giữ cờ luân lưu, nhà văn hoá dẫn đầu tỉnh. Ty văn hoá và uỷ ban tỉnh, huyện đã cấp cho ta những phần thưởng có giá trị như phích nước tiếp khách, phong nhung v.v…

Về dịch vụ mua bán, một thời kỳ khá lâu, cửa hàng mua bán Đại Nài sau khi xây dựng xong đã trở thành lá cờ đầu của ngành mua bán tỉnh, kinh doanh cả dịch vụ ăn uống nhưng nay đã xuống cấp phải khoán cho cá nhân.

Về hoạt động của các hội, từ năm 1984 - 1991, Hội bảo thọ và hội nông dân có hoạt động tốt được bà con lương cũng như giáo tín nhiệm. Hội bảo thọ trước đây (1984) sau khi thành lập đã cấp được đồ tang hòm sơn, vải vóc cho hội viên khi mất, đám đình long trọng toàn xã làm lễ đưa tang, có điếu văn trang nghiêm, cả vùng ca ngợi. Hội nông dân tuy vốn ít đã trả hưu được 4 năm, xã đã có suất hưu nhiều năm của huyện, thị khi HTX không còn có thóc bán hoặc cấp không cho ông già bà lã, đồng tiền cấp hưu là nguồn động viên duy nhất với đối tượng đó. Nhưng tiếc rằng số người đến tuổi hưởng lương hưu lên trên 200 mà đồng lãi ngân hàng mà giá thấo không đủ cấp hoặc cấp được quá thấp. Từ khi chống bao cấp lại nay công tác bảo thọ và trợ cấp cho hộ nông dân vì lãi suất ngân hàng ngày càng thấp, đồng tiền trượt giá, vốn lại ít nên gặp nhiều khó khăn lúng túng chưa tìm ra lối thoát.

Điều khó khăn nhưng cũng mới mẻ nhất là cấp điện cho toàn dân hơn 1 năm nay, vấn đề này không đơn giản, có xã nợ hàng trăm triệu đồng nhưng ta sớm đầu tư về điện nên kết quả không phải vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, trong tình trạng chung là có mặt khá lên, mặt xuống cấp nhưng nhiều năm Đảng bộ đạt vững mạnh, chính quyền đạt chính quyền toàn diện. Các ngành đều có sự tiến bộ đồng đều. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

 

BẢN VIẾT NĂM 1968

Báo cáo

Tội ác đế quốc Mỹ đánh phá xã Thạch Hoà

1. Giới thiệu về vị trí đặc điểm địa lý, dân cư kinh tế, truyền thống đấu tranh cách mạng xã Thạch Hoà.

* Về vị trí: xã Thạch Hoà ở về phía Nam huyện Thạch Hà, thuộc vùng phụ cận thị xã Hà Tĩnh. Xã Thạch Hoà có chiều dài 3,5 km, chiều rộng 1 km. Diện tích đất đai 3.4614 m2, 3,5 km2 (tài liệu cải cách ruộng đất năm 1954). Phía đông giáp xã Thạch Bình, phía Tây giáp xã Thạch Tân, phía Bắc giáp 2 xã Thạch Phú, Thạch Yên, phía Nam giáp xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên.

* Đặc điểm địa lý: Thạch Hoà là 1 xã thuộc vùng đồng bằng có con sông Phủ thường gọi là Nài Giang, bao bọc vòng quanh phía Đông và Đông Nam. Đoạn chảy qua xã trên dưới 3km rất thuận tiện cho giao thông đường thủy, thuyền bè ngược xuôi nối liền thông thương giữa các huyện trong tỉnh. Từ đây có thể qua Cẩm Xuyên vào tận cửa khẩu Kỳ Anh, trở ngược ta Cửa Sót, qua Nghèn nhập vào sông La, lên miền Chu Lễ, Phố Châu, ngược mãu lên tận biên giới Việt – Lào. Đường Quốc lộ 1A chạy ngược qua xã, dài khoảng 7 m, vắt qua sông Nài là một mục tiêu quan trọng mà đế quốc Mỹ đã đánh phá ác liệt trong suốt 4 năm chiến tranh. Thạch Hà có núi Nài thường gọi Nài Sơn là một địa danh mang nhiều di tích văn hoá, lịch sử. Một địa hình có độ cao hơn    m so với mặt biển lại ở kề ngay bên thị xã. Đây chính là mục tiêu quan trọng mà giặc Mỹ đã đánh phá đầu tiên trên đất Hà Tĩnh.

*Trước cách mạng

Thạch Hoà nằm trong xã Đài Nài tổng Thượng Nhị, phủ Thạch Hà gồm các xã Thạch Tân, Thạch Hoà và khu vực Ba Trại (Tam Nại) thuộc phần đất xã Thạch Hương ngày nay. Xã Đại Nài trước đây có các thôn Nài Xuyên, Nài Thị, Nủi Yên, Nủi Cầu, Hương Nào, Thiệu Niệm, Mỹ Trai và Ba Trại, trừ khu vực Ba Trại, 7 thôn trên chia làm 3 giáp: Thượng, Trung, Hạ.

* Sau cách mạng Tháng Tám

Tháng 2 - 1947, Đại Nài với Phất Nạo, cắt khu vực Ba Trại đổi thành xã Thăng Bình (gồm 3 xã: Tân, Hoà, Bình ngày nay). Đến thời kỳ giảm tô 1954, xã Thăng Bình lại tách ra làm 3. Từ cuộc họp chính thức chia xã ngày 11/10/1954 đến nay, Thạch Hoà trở thành riêng biệt một xã thuộc huyện Thạch Hoà gồm 3 thôn: Nài Xuyên, Nài Thọ, Nủi Yên và về sau nhập làm 7 xóm Yên Định, Tân Yên, Đại Đồng, Thanh Long, Hoa Lộ, Liên Phượng và Tân Hợp.

Về Dân số của xã lúc bấy giờ có 2. 223 khẩu, với số hộ là 443. Về thành phần giai cấp:

Bần cố nông: 223 hộ chiếm tỷ lệ 50,34%; trung nông có 173 hộ; tiểu thương và các thành phần nông nghiệp có: 26 hộ; phú nông: 9 hộ - địa chủ: 12 hộ. Diện tích có sản lượng 554 mẫu, 612 m2 (còn lại là núi đồi, hoang bãi, ao hồ, đường sá và sông ngòi). Địa chủ, phú nông (trong đó có 7 địa chủ ngoài xã), chiếm hữu 224 mẫu 8 dào chiếm tỷ lệ 40, 53% diện tích canh tác.

* Trước chiến tranh phá hoại:

Thạch Hoà có 2 HTX chia làm 12 xóm. Dân số thời điểm ấy toàn xã có:  khẩu, số hộ 474 (trong đó có 71 hộ thiên chúa giáo)

- Hộ nông nghiệp: 438, 1953 nhân khẩu.

- Hộ tiểu thương và nghề khác: 120 khẩu

- Hộ thợ may                           7 hộ

- Đánh cá sông                           3 hộ

- Cắt tóc                                     4 hộ

- Chữa xa đạp                          2 hộ

Ngoài ra các cơ qun khác về đóng trong xã có: Trường cán bộ nông thôn tỉnh; cửa hàng tổng hợp huyện; một số khi tàng khác của nhà nước. Trên rú Nài có trạm Ra đa và đơn vị bộ đội đóng quân. Trước chiến tranh kho tàng, vật tư ra khá nhiều. Liều lượng hàng hoá trên tuyến sông Phủ và tuyến 1A qua Thạch Hoà khá lớn. Ngay trong chiến tranh đánh phá ác liệt là thế có lúc tới hàng trăm chuyến xe qua cầu Phủ trong 1 đếm, hoặc trên sông Phủ có ngày hàng chục thuyền chở hàng cập bờ, bốc dỡ lên xuống các xóm ven sông.

Trước chiến tranh nhân dân xã đã xây dựng được cửa hàng mua bán – tín dụng - trạm xá - hộ sinh. Hai hợp tác xã Bình định và Hoà Hợp đều có trại chăn nuôi lợn tập thể và vườn ươm cây.

- Trong xã có 2 nhà thờ họ công giáo: Yên Định, Nủi Yên. Đến Cảm Sơn trên  Rú Nài và chùa Nài nổi tiếng. Trước đây ở chùa Nài có các bà, cô ở thị xã hoặc vùng lên cận về đây cầu kinh, niệm phật. Nguyễn Công Trứ đã có 10 năm sống ẩn dật ở núi Nài.

* Đặc điểm về dân cư, kinh tế, đời sống chính trị trước Cách mạng Tháng Tám.

Thạch Hoà ở về phía Nam thị xã Hà Tĩnh trên dưới 2 km, thị tứ Cầu Phủ trước đây đã khá sầm suất do có phủ lỵ Thạch Hoà. Do đặc điểm trên cho nên thời thuộc Pháp, nhân dân Thạch Hoà vừa có cuộc sống mang tính chất vừa thị trấn vừa nông thôn - vùng thôn xóm chuyên sống về nghề nông. Vùng xung quanh cầu Phủ chủ yếu là buôn bán, may vá, cắt tóc, công nhân tự do, hoặc nhiều ngành nghề khác. Cũng do đặc điểm nguồn sống kinh tế như trên nên trong thành phần giai cấp, đời sống chính trị của nhân dân trong xã trước cách mạng nhìn chung không thuần tuý. Xã hội đương thời lúc bấy giờ hình thành trên những lớp người, nhiều giai cấp khác nhau.

- Về quan lại, hào phú trong xã thời Pháp thuộc có 46 tên từ cửu phẩm trở lên trong đó có 15 tên đã làm phó lý trở lên thuộc loại cường hoà (2 tên quan huyện, quan phủ làm việc ở Lạng Sơn, Lệ Thủy (Quảng Bình). Tập đoàn quan chức tay sai này đã cùng nhau xâu xé, cuớp đoạt, ức hiếp người dân lao động rất trắng trợn, chúng giành giật chiếm hữu ruộng đất, thây nắm quyền hành trong xã, đến tận cùng xương tuỷ. Chúng thật sự “ngồi mát ăn bát vàng” làm giàu trên mồ hôi, nước mắt và xương máy của người dân. Bọn chúng đã gây ra không biết bao nhiêu bất công trong xã hội, gieo rắc không ít những tệ nạn, hủ tục khiến cho cuộc sống của người dân lao động phải điêu đứng, lao đao. Ngày trước, ruộng đất xã Thạch Hà có tiếng là chua mặn, ruộng bậc thang. Gần 80% diện tích bị chua mặn, úng ngập, đồng mày vốn đã ít đất lại xấu. Cánh đồng vụng thuộc loại đất màu mỡ, có năng suất cao nhất lúc bấy giờ lại bị bọn địa chủ, hào phú chiếm đoạt. Hầu hết người nông dân Thạch Hoà thuộc loại bần đinh nên những phần đất màu mỡ như Đồng vụng chẳng có, qua một thước. Biết bao nông dân đã từng mơ ước “giá như mình có được ít thước đất ở đó thì sung sướng quá”. Phần đất còn lại cho người nông dân canh tác thuộc loại “cu trọi không lấm đầu”. Đất khô cằn, bạc màu, chua mặn… nên fù có đầu tư công sức bao nhiêu đi nữa cũng chẳng thu hoạch được bao nhiêu. Có những mùa không thể dùng liềm, hái để gặt mà chỉ thuê trẻ em chăn trâu, bò nhổ thành từng nắm. Cứ 10 nắm trà công cho chúng 1 nắm. Chưa nói đến những năm mất trắng hoàn toàn. Thế mà khi hạt lúa đưa về nhà còn phải chia năm sẻ bảy nào tô tức, nợ lãi, sưu cao, thuế nặng v.v…

Dưới chế độ cũ người dân lao động bị đẩy vào chốn đường cùng. Những số liệu sau đây cho ta thấy cuộc sống đoạ đày, cùng quẫn của người dân xã nhà trước Cách mạng Tháng 8. Toàn xã có 396 hộ nông dân đã có 321 hộ cày ruộng rẽ, làm tá điền đóng tô cho địa chủ (chiếm tỷ lệ 81%). 201 người phải đi ở thuê, nếu tính số năm của người đi ở độ phải dài hàng thế kỷ. Có những gia đình cả 3 đều đi ở hết đời ông đến đời cho rồi con … Có gia đình cả vợ lẫn chồng đến con cái đều đi ở… Nhưng cay đắng và chua xót nhất là những người làm nghề ở vú. Trong khi con mình ốm eo, quằn quại gào khóc vì khát sữa, thì người mẹ lại phải đưa dòng sữa quý báu của mình nuôi con người khác để kiếm lấy đồng tiền rẻ mạt về rau cháo nuôi gia đình cho qua ngày đoạn tháng, 15 bà mẹ xã nhà đã lâm vào cảnh đó; 24 hộ phải đứt ruột bán con để lấy tiền trang trải sưu cao, thuấ nặng và những khoản nợ lãi cao chồng chất từ năm này qua năm khác, từ lãi mẹ đẻ lãi con nên dù đã phải bán khúc ruột của mình nhưng nào có trang trải nổi.

Toàn xã có 219 người tha phương cầu thực, rời bỏ quê hương của mình lên tận nơi rừng thiêng nước độc làm phu đồn điền, phu lục lộ cho Tây cho Nhật. Trong số người ra đi đã vĩnh viễn giữ nắm xương khô trong rừng sâu, núi thẳm, hoặc dưới gốc cao su ở Nam Bộ.

Nạn phu phen, tạo dịch là cái khổ chung cho những người dân xả xã, nhưng với người dân ngụ cư lại là một tai hoạ khủng khiếp hơn ai hết. Khi có trát quan trên về điều phu, gọi lính thì lập tức người đầu tiên có trong danh sách lại là người ngụ cư để rồi cọi sự hạch sách, đánh đập, mắng chửi của hào lý địa phương. Trong xã hội cũng dân ngụ cư phải chịu đựng sự bất công, tàn nhẫn, bọ bạc đãi và thua thiệt nhiều mặt trong xã hội.

Nạn đói năm Ất dậu 1945 đã cướp đi 375 sinh mạng của xã Thạch Hoà, đau xót vô cùng đã có 36 hộ chết sạch không sót lại người nào. Trong nạn đói đó đã để lại 15 trẻ mồ côi sống cù bơ cù bất, đầu đường, xó chợ không nơi nương tựa. Thạch Hoà có 70 hộ công giáo. Dưới chệ độ cũ, giáo dân cũng chịu chung số phận như những người dân khác trong xã. Ngoài ra họ còn bị lợi dụng về tín ngưỡng, bọn cường hào, địa chủ phong kiến đã dùng nhiều thủ đoạn làm cho cuộc sống của họ trở nên điêu đứng. Xóm 11 Yên Định là nơi công giáo toàn tòng.

Nghề đốt than, củi bộ là một đặc điểm trong đời sống của người dân lao động xã Thạch Hoà trước đây. Sống gần thị xã, gần chợ tỉnh có điều kiện tiêu thụ. Theo số liệu cú có 35 hộ chuyên về rừng rú là những người dân lao động bần cùng nhất trong xã ngày nay đàn gánh xốc vai cả đi lẫn về trong hàng mấy chục cây số với trọng lượng 50 - 60 cân trên vai để rồi về đổi lấy cân gạo, mớ khoai đắp đổi qua ngày, có người tận 29 tất vẫn còn đòn gánh đè vai ngược rừng kiếm miếng ăn trong vài ngày Tết.

Nghề tráng bánh đa cũng là một đặc điểm của Thạch Hoà. Toàn xã có 64 người làm bánh hoặc buôn thúng, bán mẹt. Đó là, dân nghèo quanh thị tứ cầu Phủ - hàng ngày đi hàng chục cây số khắp các chợ Cẩm Xuyên, Thạch Hà. Đời sống rất bấp bênh sống được ngày nào biết ngày ấy.

Phố Hoa Lộ là nơi hành lạc của bọn quan lại, sai nha, hào lí. Từ nơi đây đã sinh ra nhiều tệ nạn, hủ tục của xã hội đương thời như: nạn cờ bạc, rượu chè, hút xách, trộm cướp, lừa đảo, lối sống xa hoa, truỵ lạc đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hoá tinh thần chính trị của nhân dân. Những tàn dư ấy còn rơi rớt lại khá nhiều trong công cuộc xây dựng quê hương tiến lên chủ nghĩa xã hội.

* Truyền thống đấu tranh Cách mạng của Thạch Hoà.

Những năm trước gần ngày khởi nghĩa Thạch Hoà nói riêng và xã Đại Nài nói chung đã có cán bộ cách mạng về hoạt động. Các cán bộ Cách mạng là người trong xã hoặc ở nơi khác đều về đây theo sự phân công của trên bám vùng hoạt động. Nhiều cơ sở quần chúng cảm tình đã được cán bộ dìu dắt, chỉ vẽ tận tình giúp đỡ.

Nhưng đặc điểm tình vì ở gần tỉnh lỵ và phủ đường lại nằm ngay giữa xã, phải chịu sự kìm kẹp, theo dõi, bắt bớ gắt gao của cả bộ máy đàn áp từ huyện đến tỉnh nên nói chung phong trào chưa phát triển mạnh lắm, lẻ tẻ có những lần dân trong xã kiện hào lý về cướp đoạt ruộng đất, chống sưu cao thuế nặng, đấu tranh đòi quyền lực đặc biết có 2 cuộc dân kiện hào lý khá sôi động, còn lại nhìn chung tình hình hoạt động có tính chất ngấm ngầm.

Ngày cướp chính quyền trong xã và phủ lỵ, quần chúng nhân dân đã phối hợp cùng xác xã bạn ngay trong đêm 17/8/1945 trước không khí cách mạng sôi sục khắp nơi trong huyện, tên tri phủ Nguyễn Tấn không giám cưỡng lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa đã nạp tất cả súng ống, đạn dược cho cán bộ - cờ ba sắc bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay trước phủ lỵ. Diễn biến sự việc chỉ xảy ra trong mấy tiếng đồng hồ từ 18 h đến nửa đêm là kết thúc. Quần chúng cách mạng kéo vào chiếm phủ đường, tên tri phủ bỏ trốn chỉ còn lại tên lính tuần sai bên trại lệ đầu hàng ngay từ phút đầu. Sau đó quần chúng chiếm các công sở, tổ chức canh gác vòng trong, vòng ngoài đến sáng sớm ngày hôm sau dương băng cờ, biểu ngữ khắp phố huyện rồi kéo ra thị xã phối hợp cướp chính quyền ở tỉnh vào ngày 18/8/1945. Những ngày đầu khi chính quyền đã vào tay quần chúng cách mạng, nhân dân xã nhà vô cùng hân hoan, phấn khởi, khí thế cách mạng bừng bừng sôi nổi khắp hang cùng ngõ hẽm. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời của xã Đại Nài ra mắt quần chúng nhân dân đúng vào ngày 25 tháng 8 năm 1945 gồm có các vị:

          1. Ông Trần Phụng, chủ tịch UB

          2. Ông Trần Cúc, phó chủ tịch UB

          3. Ông Lê Nghi, Bí thư Việt Minh

          4. Ông Nguyễn Thừa Liện, uỷ viên phụ trách nông hội

          5. Ông Hồ Tôn Quyền, uỷ viên phụ trách quân sự

          6. Ông Trần Quang Tùng – Thanh niên

          7. Bà Ngô Thị Ninh …. phụ nữ

Những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng còn non trẻ, người dân Thạch Hoà đã hăng hái vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Các hội cứu quốc được thành lập. Các đoàn thể quần chúng tích cực hoạt động.

Thực dân Pháp trở lại cướp nước ta lần thứ 2, cùng với cả nước, nhân dân Thạch Hoà đã đứng lên lao vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Thạch Hoà đã đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Các tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, tuần lễ mùa đông binh sĩ, đảm phụ quốc phòng, công tái quốc gia, phong trào đỡ đầu dân quân… thu được nhiều kết quả đáng kể. Tiếp đến các đợt dân công hoả tuyến lên đường phục vụ các mặt trận. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Thạch Hoà cũng như Thăng Bình trước đây đã có:

-1297 lượt dân công phục vụ chiến trường

- 9901 lượt người đi dân công ngắn ngày với 676. 375 ngày công.

- Đã huy động 62 xe đạp thồ, 7 thuyền vận tải

- Đan 5326 đôi bồ, sọt cho dân công

-Toàn xã có 132 chiến sĩ nhập ngũ vào bộ đội chủ lực chiến đâu ngoài mặt trận. Trong đó riêng Thạch Hoà đã góp phần xương máu của mình cho độc lập, tổ quốc là 20 liệt sĩ.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Thạch Hoà bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng kinh tế địa phương, cũng cố nền chuyên chính vô sản

- Thành quả cải cách ruộng đất gồm có: tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ 385 mẫu chia cho nông dân. Bình quân nhân khẩu sau cải cách ruộng đất là 291 thước, tịch thu 92 gian nhà, 158 trâu bò, 168 chum vại, 217 dụng cụ gia sản xuất của địa chủ chia cho nông dân.

* 10 năm xây dựng hoà bình

Trong nhịp điệu chung của toàn miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa
Thạch Hoà đã từng bước ra sức xây dựng cuộc sống mới nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

* Về cải tạo quan hệ sản xuất

Xây dựng được 2 HTX nông nghiệp cấp cao 100%, hộ nông dân lao động đã từ bỏ làm ăn cá thể đi vào làm ăn tập thể, có tổ chức, có khoa học kỹ thuật. Trải qua 10 năm xây dựng hoà bình của nhân dân Thạch Hoà đã nói lên được tính hơn hẵn của chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những số liệu sau đây đã chứng minh cụ thể nhận định trên.

Năm 1959 thì mới có 5 HTX nông nghiệp nhỏ đến năm 1962 đã có 11 HTX. Năm 1963 tiến lên thành 3 HTC thống nhất. Năm 1966 – 1967 tiến lên toàn xã thành 2 HTX bậc cao.

* Về nâng cao đời sống nhân dân

Do quan hệ sản xuất dần dần từng bước được cải tạo và hoàn thiện; phát huy tính hơn hẳn của lối làm ăn tập thể, sử dụng và quản lý tốt sức lao động, đồng thời đưa khoa học kỹ thuật vào thâm canh. Do đó năng suất lúa và hoa màu ngày càng cao; thu nhập của dân ngày một khá hơn. Từ đó mức sống của dân trong xã đã được nâng lên rõ rệt qua từng năm.

* Về trình độ tư tưởng và nhận thức

Từ thay đổi thực tế cuộc sống vật chất đã có nhiều chuyển biến lớn trong nhận thức tư tưởng. Người dân Thạch Hoà đã giác ngộ XHCN. Tình thương yêu giai cấp, lập trường tư tưởng cách mạng một lòng đều tin tưởng vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng ngày càng được củng cố vững chắc. Chính trên cơ sở giác ngộ, nhân dân Thạch Hoà rất xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhìn lại cuộc sống tối tăm, nghèo đói dưới thời đế quốc phong kiến, người dân Thạch Hoà dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có một bước tiến khá dài. Trong cuộc sống tự do, độc lập đã làm chủ thực sự cuộc đời của mình nên đời sống vật chất tinh thần không ngừng được nâng cao; hàng trăm hộ gia đình bần cố nông trước đây nay đã có cuộc sống tương đối ổn định. Cái đói của những ngày giáp hạt tháng 3 ngày 8 không còn đe doạ nữa. Con cái được học hành đầy đủ, nhiều gia đình có con em thoát ly làm cán bộ nhà nước, vào các truyền chuyên nghiệp. Đã xuất hiện nhiều gia đình có mức sống ngang trung nông, ăn ở đã có vệ sinh khoa học, có sân phơi, giếng nước, hố xí 2 ngăn.

Âm mưu thủ đoạn đánh phá và tội ác của đế quốc Mỹ đối với Thạch Hoà trong 4 năm chiến tranh phá hoại.

* Âm mưu thủ đoạn của địch

Thạch Hoà có đặc điểm địa lý và vị trí xung yếu của địa hình như đã nêu ở phần trên nên suốt trong 4 năm chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ đã đánh phá liên tục với mức độ dồn dập, ác liệt.

Âm mưu và thủ đoạn của chúng thể hiện như sau:

Từ trận địa 20 ly đánh vào rú Nài, sau đó chuyển sang đánh liên tục, dai dẳng có tính chất triệt phá 1 điểm chốt về giao thông dọc đường số 1 trong suất 4 năm hòng ngăn chặn và cắt đức tuyến giao thông huyết mạch của ta, cản trở sức chi viện cho tiền tuyến.

- Đánh dọc 2 bên bờ sông Phủ và các xã ven sông để phá hoại các đầu mối chôn hàng, triệt phá phương tiện vượt sông, công cụ vận tải, đánh vào kho tàng hàng hoá, vật tư cất dấu ven sông …

- Đánh trực tiếp sâu vào xóm làng tương đối xa cách trục giao thông để xua đuổi các lực lượng bảo vệ và hàn gắn mặt đường của ta phải lùi xa mục tiêu chính của nó. Bom đạn của chính quyền đã giết hại sinh mạng, đốt cháy nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, ngăn cản sản xuất và mọi sinh hoạt của đời sống nhân dân. Âm mưu của chúng đánh vào khu dân cư, vào đồng ruộng nhằm mục đích phá hoại kinh tế, làm đảo lộn cuộc sống người dân. Sự chết chóc đau thương diễn ra từng ngày, từng giờ sẽ làm cho nhân dân ta hoang mang, lo sợ. Như vậy là chúng đã uy hiếp tinh thần ta hòng phủ đầu ta bằng bom đạn. Suốt 4 năm, đánh vào Thạch Hoà Mỹ đã dùng nhiều thủ đoạn hết sức thâm độc:

- Đánh liên tục, đánh dai dẳng, đánh rộng khắp với nhiều vũ khí tập trung tương đối ác liệt trong từng vụ mang tính chất thảm diệt (xóm 4, xóm 3) bị san phẳng hoàn toàn. Cách đánh của chúng rất thâm độc không theo một quy luật nhất định nào cả. Trong suốt 24 giờ trong ngày không bất kể sớm, trưa, chiều tối, đêm khuya … Nhiều vụ chúng kéo dài liên tục 30 – 40 phút, hoặc có lúc bất ngờ tập kích chốc lát, bay ngang rãi một loạt bom rồi rút thẳng – theo lối ném bom toạ độ nên bất kể thời tiết nào chúng cũng đánh. Càng ngày chúnh càng tăng cường nhịp độ đánh phá, trong từng vụ, từng lúc nhiều loại bom đạn hổn hợp khác nhau để phát huy tác dụng tối đa của mỗi loại như bom phá, bom bi, bom cháy nổ, bom sát thương…

Lợi dụng những ngày mưa to, nước ngập hầm trú ẩn thì ném bom sát thương tiêu diệt người. Hoặc những tháng năm hè, không thì ném bom cháy để thiêu huỷ được nhiều hơn. Trận đánh phá đầu tiên của đế quốc Mỹ đánh vào Thạch Hoà là trận 26/3/1965 cũng là trận đầu đánh vào Hà Tĩnh. Chúng đã tập trung hơn 20 máy bay các loại đánh phá kéo dài hơn 30 p. Kết quả 12 chiếc máy bay bắn cháy . Đầu tiên chúng đánh rú Nài sau đánh lan dần vào các xóm 3,4, 5,8 làm bị thương bà Nguyễn Thị Bảy cụt 1 chân.

Tiếp đó đến trận 31- 3- 1965 chủ yếu đánh vào vùng Cầu Phủ làm bị thương vbà Đặng Thị Nuôi 70 tuổi và bà Nguyễn Thị Vịnh 50 tuổi đang làm cỏ lúa. Trong trận này chúng đã xuất kích hàng chục chiếc máy bay kéo dài trên 30 phút. Tuy cầi Phủ bị đánh sập nhưng chúng đã phải trả giá quá đặt bằng chín chiếc máy bay bắn chúng. Sau đó, chúng liên tiếp đánh phá trong suốt 4 năm với tổng số 336 vụ. Trong đó 195 vị ban ngày, tỷ lệ 58,3% và 141 vụ ban đêm, tỷ lệ 41,7%. Đế quốc Mỹ đã đánh vào thôn, xóm 151 lần, đánh vào đồng ruộng 132 lần - tỷ lệ đánh vàp đồng ruộng, thôn xóm 84,23%. Chúng đã đánh tất cả 34 vụ vào người đang sản xuất như trường hợp của cô Nguyễn Thị Trâm 18 tuổi, cụ Nguyễn Công Soa 71 tuổi, em Trần Thị Luyến 12 tuổi, Dương Thị Tỷ 13 tuổi, em Nguyễn Thị Thu cụt chân v.v…Hầu hết diện tích đất đai xã Thạch Hoà đều có bom đạn Mỹ ném xuống. Tính bình quân mỗi m2  phải chịu 3,7 quả bom các loại. Các đơn vị sản xuất đều bị đánh, có đội bị đánh đi, đánh lại nhiều lần. Có một số gia đình lần trước chúng đánh sập nhà, đổ chái vừa mới dựng lại được ít ngày lại bị đánh lần thứ hai cháy trụi, đồ đạc không còn gì nguyên vẹn.

Máy bay Mỹ trong 4 năm đã đánh phá ác liệt và rộng khắp vào tất cả các khu vực các HTX, các xóm:

- Rú Nài: 43 trận

- Cầu Phủ: 164 trận (476 lần tấn công)

- Sông Phủ: 197 trận

- Các xóm ven sông (từ 1 - 6) = 115 trận

- Hợp tác xã Hoà Hợp 77 trận

- Xóm 1: 11 trận, xóm 2: 5 trận

- Xóm 3: 61 trận - xóm 5: 44 trận

- Xóm 5: 16 trận - xóm 7: 6 trận

- Xóm 8: 5 trận - Xóm 9:   3 trận

- Xóm 10: 8 trận, xóm 11: 7 trận

- Đế quốc Mỹ đã đánh vào khu dân cư đồng bào thiên chúa giáo trong xã tất cả 6 trận, giết chết 3 phụ nữ, làm bị thương 4 người. Chúng đánh tất cả 63 trận vào trường học, đền chùa, miếu mạo, đền Tam Toà ở gần Cầu Phủ, cạnh đường Quốc lộ 1A, đền Đức Bà ở cạnh bờ sông, đền Cảm Sơn ở trên đỉnh núi Nài, là một di tích lịch sử, một công trình kiến trúc văn hoá lâu đời của cha ông để lại đều bị san bằng. Chúng còn đánh vào trường học trong xã 4 lần, em Phúc  và 4 em khác bị giết hại, thầy hiệu trưởng và 12 em bị thương. Chúng đánh trực tiếp vào cóm làng gây đau thương, tang tóc. Ngoài trận 26 tháng 3, 31/3 năm 1965, còn có trện đánh 17 giờ, ngày 15/6/1965 đánh vào xóm 7. Ba máy bay phản lực A4 từ biển vụt lên, vòng ra Thị xã ra Cày rồi quặt lại theo đội hình hàng dọc rồi mỗi chiếc trút xuống 2 quả bom phá và bom sát thương vào giữa xóm 7 rồi cút thẳng ra biển. Chúng đã giết chế 3 phị nữ, 7 trẻ em, làm bị thương 2 người. Trận đánh phá này chúng đã làm 1 số gia đình điêu đứng, thảm khốc như gia đình ông Nhâm chất cả 4 mẹ con chỉ còn sót lại một mình ông di trực chiến ở ngoài trận địa. Hoặc trường hợp 4 mẹ con chị cu Em cùng chết một lúc, 1 đứa khác 10 tuổi bị thương nặng; bà Hiếu chỉ có 2 mẹ con bà bị bom chết để lại đứa con nhỏ mới 11 tuổi. Trong số người chết có người bay đi hàng chục m, có em mất  tích không thấy xác, ngoài trâu, bò, nhà cửa, của cải khác không thể tính hết.

- Trận đánh vào đội 6 hồi 18 giờ ngày 8/7/1968 (dọc bờ sông) làm chết 7 người gồm 2 ông già 3 phụ nữ và 2 trẻ em, gia đình anh Cu Minh đang ngồi ăn giữa dân, bom ném xuống cả 2 vợ chồng và đứa con chết gục bên mâm cơm, trong khi đó chị Cu Minh chết cùng đứa con nhỏ ngồi trong lòng, miệng còn ngậm vú mẹ trên tay chị còn cầm củ khoai, 4 đứa con khác đều bị thương. Trong trận này chúng đánh vào lúc hoàng hôn khi mọi nhà ăn bữa tối nên ngoài 6 người chết còn có 25 người bị thương, trong đó có 22 bị thương nặng. Về cơ sở vật chất, nhà cháy và sụp đỗ 16 cái, hư hại vừa 5 cái, thóc của HTX và cá nhân bị cháy khảong 34 tạ, khoai củ 30 tạ, trâu bò chết 4 con. Trận đánh vào đội 1, đội 2, bắt đầu từ 21 giờ đêm 19/7/1968, kéo dài mấy tiếng đồng hồ với 8 lần đánh tất cả. Đây là trận điển hình về thủ đoạn đánh phá có tính chất chà đi, xát lại vào một xóm nhỏ. Đánh theo lối này chúng không cho cứu chữa, dập tắt, giải quyết hậu quả. Mỗi lần chúng ném một loạt bom là nhà bốc cháy, chúng lại tiếp tịc đánh phá đợt khác. Cụ thể quần đi, quần lại, đặc biệt trong trận này chúng dùng nhiều loại vũ khí kết hợp, trong đó có bom bi cách mặt đất vài m thì nổ sạt ngang cây cối, nhà cửa. Hậu quả 15 ngôi nhà bị cháy, giết chết 1 người đi chữa cháy, làm bị thương 5 người. Ngoài hoạt động của máy bay, chúng còn bắn pháo từ ngoài biển vào tất cả 16 lần, trong đó 5 lần ban ngày và 6 lần ban đêm, với 478 quả đạn các cở loại 175 và 203 ly. Trận pháo kích điển hình là trận hồi 22 h ngày 15/8/1968 vào các đội 1 - 5. Hoà hợp và đội 10 Bình Định, riêng ở Hoà Hợp chúng đã bắn 56 quả đạn làm sập hầm giết chết 1 chị có thai gần ngày sinh và làm bị thương 3 em nhỏ dưới 10 tuổi (riêng số đạn pháo kích trong trận này rơi xuống sông không tính được). Từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện “ném bom hạn chế” chúng hoạt động liên tục ngày đêm, mức độ đánh phá hết sức ác liệt. Nhân dân sống trong không khí căng thẳng tột đố, nơm nớp, thấp thỏm. Ban đêm không giám thắp đèn, đỏ lửa, chưa tối đã lo xuống hầm … Thời gian này Thạch Hoà chia thành 2 khu vực rõ rệt: khu Đông và khu Tây đường số 1 - nhân dân ít đi lại, sinh hoạt làm ăn gặp nhiều trở ngại. Cán bộ xã hoạt động đi về cũng rất vất vả, khó khăn, trụ sở UBND xã phải lưu động nhiều nơi. Trong 4 năm chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã ném xuống Thạch Hoà một khối lượng bom đạn rất lớn 9.455 quả bom các loại. Trong đó có: 4657 quả bom phá, 4575 quả bom sát thương, 181 quả bom nổ chậm, 42 bom TN, 29 thùng bom bi mẹ chứa khoảng 10. 440 quả bom bi con hình cầu, khoảng hơn 5 triệu viên bị; 926 qủa tên lửa không đối đất; 897 loại rốc két cỡ 75 – 125 ly (mỗi loại từ 12 - 24 quả); 143 loại đạn 20 ly; 478 quả đạn pháo kích cỡ lớn. Chúng đã giết hại 34 đồng bào Thạch Hoà, trong đó có: 8 cụ già, 6 phụ nữ, 15 trẻ em (6 em dưới 10 tuổi), 3 trẻ em bị mất xác. Số người bị thương 43 người, trong đó 10 cụ già, 17 phụ nữ, 16 trẻ em. Ông Nguyễn Đình Sỹ 47 tuổi, một cán bộ tích cực của địa phương nay bị bại liệt người, em Lê Thị Thu 14 tuổi bị cụt một chân, em Lê Văn Hùng 9 tuổi hỏng một mắt, cô Lê Thị Lan 18 tuổi cụt một tay, cô Lê Thị Cúc 23 tuổi bị chấn thương nặng. Ngoài ra còn có nhiều người khác mang vết thương do bom đạn Mỹ gây ra, trong đó có cụ già, em nhỏ, em bé, phụ nữ.

Trong trận đánh cuối cùng của đế quốc Mỹ vào xã Thạch Hoà hồi 15 giừo ngày 31/10/1968 trước khi Tổng thống Giôn xơn tuyên bố ngừng ném bom 3 giờ (18giờ 31/10/1968) giờ Đông Dương tức 0h, ngày 1/11/1968 giờ Hoa Thịnh Đốn) đánh vào Đò neo, hai máy bay Mỹ ném một loạt 6 quả.

III. Thành tích chiến đấu và sản xuất trong 4 năm chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và nhân dân Thạch Hoà.

4 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹa là 4 năm thử thách, quyết liệt. Trong hoàn cảnh vô cùng gay go, ác liệt mưa bom, bão đạn của quân thù; Đảng bộ và nhân dân Thạch Hà đã anh dũng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh. Mặc dầu trong điều kiện chiến tranh tàn khốc, chết chóc, đau thương vẫn tiến lên giành nhiều thắng lợi trong sản xuất và chiến đấu, góp phần cùng quân dân cả nước chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.

* Về chiến đấu, phục vụ chiến đấu:

Quán triệt và thấm nhuần sâu sắc đường lối chống Mỹ, cứu nước, nhận rõ tình hình và nhiệm vụ Cách mạng giai đoạn hiện tại. Ngay từ trước ngày đế quốc Mỹ đánh phá vào Hà Tĩnh, Đảng bộ và nhân dân Thạch Hoà đã chủ động, chuẩn bị sẵn dàng mọi mặt để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Vì vậy, ngay trận đầu 26/3 lực lượng vũ trang nhân dân Thạch Hoà đã đánh trả máy bay Mỹ rất quyết liệt, góp phần bắn rơi 12 máy bay, mở đầu chiến thắng oanh liệt hết sức vẽ vang cho quê hương sông Phủ, núi Nài. Tiếp sau đó trận 31/3, các trận địa của dân quân trong xã đã phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi thêm 9 chiếc. Trong 4 năm dân quân xã Thạch Hoà đã đánh trả máy bay Mỹ 296 trận, thường xuyên có 2 đơn vị trực súng. Đặc biệt nữ dân quân có 10 cô gái núi Nài là những “bông hoa đầu mùa” noi gương bà Trưng, bà Triệu; để rồi sau đó có nhiều đơn vị, tập thể chị em khác xuất hiện. Chiến công anh hùng từ buổi đầi đánh Mỹ của 10 cô gái rất vẽ vang. Họ là những tổ tải thương tiếp tế đạn dược, cơm nước …. Xông pha dưới mưa bom, bão đạn bám sát trận địa, phục vụ các đơn vị pháo cao xạ chiến đấu ngay trong trận đầu 26/3, các cô Yên, Tuyết, Thiện, Tích, Chắt, Lương, Huệ, Cúc, Hiến, Quế đã anh dũng trong chiến đấu, đảm đang trong sản xuất và công tác từ đó cho suốt cả 4 năm chống Mỹ.

Trên trận địa bắn may Mỹ còn có cả lão dân quân, tóc đã bạc, mắt kém nhưng với lòng yêu nước căm thù giặc vẫn có mặt tại trận địa, động viên tinh thần chiến đấu. Đó là cụ Nguyễn Thừa Liện, một cán bộ chủ chốt của xã Thăng Bình trước đây.

Dân quân du kích xã Thạch Hoà đã phối hợp chiến đấu cùng các đơn vị pháo cao xạ hàng trăm trận, giúp đỡ bộ đội giải quyết thương vong, chấp hành đúng chính sách thương binh, liệt sĩ. Thôn đội Bình Định đã phối hợp với đơn vị bạn cùng nhân dân trong cơ sở làm tốt công tác này. Các cán bộ y tế xã đã xông xáo dũng cảm cứu, chữa thương binh như các cô Tuyết, cô Tam, cô Thu. Suốt cả 4 năm chống Mỹ, phát huy truyền thông trận đầu đánh thắng, lực lượng dân quân trong xã đã xây dựng đội ngũ vững mạnh và trưởng thành nhanh chóng, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Thành tích ấy đã được công nhận là đơn vị khá, đơn vị Quyết Thắng. Riêng nữ dân quân được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3.

Trong 4 năm chống Mỹ, Thạch Hoà đã tiễn 147 con em tòng quân, trong đó có 4 gia đình có từ 4 đến 5 con hầu hết đang tại ngũ. Ngoài ra còn có 26 thanh niên nam, nữ lên đường làm nhiệm vụ 3 sẵn sàng, 23 đồng chí đi dân công hoả tuyến các đợt.

Các bà mẹ, các chị trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tận tình làm nhiệm vụ hậu cần tại chỗ cho các đơn vị pháo, công binh về chiến đấu ở địa phương, làm tăng thêm tình quân dân cả nước. Nhiều mẹ, nhiều chị đã chăm sóc chu đáo cứu chữa thương bình như con em ruột thịt. Đã ủng hộ các đơn vị 205 gánh nước uống ra trận địa, 145 kg chè xanh, 804 kg khoai cũ, 313 kg rau, 160 kg nếp, 132 quả cam.

Các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi cũng đã đóng góp sức minhg tặng bộ đội 1 238 gánh lá nguỵ trang che pháo. Nhân dân trong xã đã huy động hàng ngàn ngày công để làm trận địa, kéo pháo chiếm lĩnh, giúp các đơn vị anh hùng nhanh chóng củng cố đội hình chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay địch. Khi mới được lệnh cơ động về địa phương. Bộ đội dựa vào nhân dân. Nhân dân tin tưởng ở bộ đội càng làm sáng tỏ thêm đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng là bách chiến, bách thắng vô địch.

Trong công tác giải quyết hậu quả sau khi địch đánh phá vào xóm, làng gây nên cảnh đổ máu, ta hoang, đau thương, chất chóc. Suốt trong 4 năm Đảng bộ và nhân dân Thạch Hoà đã làm tốt mặt này, được công nhận có nhiều cố gắng. Nhiều trận đánh bất ngờ gây thương cong và thiệt hại lớn; song cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang dân quân, du kích đã dũng cảm xông vào bom đạn, cứu chữa, dập tắt kịp thời, cấp cứu thương binh, giảm bớt thiệt hại  do địch gây ra trong từng vụ, từng trận, giúp nhân dân sớm ổn định sinh hoạt.

Công tác phòng không sơ tán đã tiến hành khá triệt để, kịp thời không tốn nhiều công sức và của cảu. Vì vậy, hạn chế được đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của do địch gây ra.

Trong 4 năm chống Mỹ toàn xã đã làm được: hào giao thông: 1092 m, lán luỹ 221 chiếc; hầm Triều Tiên  671 chiếc, sàn chống bom bi: 283 chiếc; nhà đất cất dấu của cải: 190 chiếc.

Là xã có đường giao thông thủy bộ quan trọng Thạch Hoà đóng góp đáng kể: công tác phụ vụ đảm bảo giao thông thời chiến: huy động 29. 917 ngày công đào đắp, 11. 743 m3, 938 m2 làm đường xếm bến phà, đường tránh v.v…, 534 cây tre, 427 tấm phiên lợp, bốc dỡ 509 tấn hàng hoá, vận chuyển 5534 kg hàng hoá - cứu 67 xe. Nhiều giương sáng tiểu biều, khí phách anh hùng cách mạng trong kháng chiến. Đó là đồng chí Nguyễn Đình Xuân, hiện là chủ tịch UBND xã trong 4 năm chống Mỹ đ/c đã giữ chức vụ xã đội trưởng dân quân năm 1965, rồi chủ tịch xã – là cán bộ nhiều tuổi, tuy sức khoẻ yếu nhưng đã bám làng, bám ruộng đồng, bám trận địa, ngày đêm xông xáo mọi nơi, là tấm gương sáng cho lớp trẻ học tập, được nhân dân trong xã tin yêu, mến phục.

- Đồng chí Nguyễn Hữu Em là một cán bộ cơ sở đã từng là Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ - một đảng viên, một cán bộ hết lòng tận tuỵ vì Đảng, vì dân, mẫu mực trong công tác cũng như cuộc sống đời thường nên được đảng viên cũng như cuộc sống đời thường nên được đảng viên cũng như quần chúng rất tin yêu; đồng chí Nguyễn Văn Xuân (đội 2) chủ tịch Mặt trận xã cũng là một cán bộ mẫu mực, hi sinh tận tuỵ vì công việc. Về phụ nữ có bà mẹ Ái đã tận tình giúp đỡ bộ đội, chăm sóc anh bị thương như can đẻ, săn sóc từng ly, từng tý cho đàn con chiến đấu.

- Về lực lượng vũ trang có đ/c Quỳnh, đ/c Trị là những cán bộ chiến sĩ anh dũng trong chiến đấu, ngày đêm bám sát trận địa. Tuy hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn do địch gây ra nhưng vẫn sẵn sàng tin tưởng, an tâm chiến đấu.

- Trong tuổi thiếu nhi có em Cảnh đã dũng cảm chữa cháy không sợ nguy hiểm, được Bác Hồ tặng Huy hiệu, là tấm gương sáng “tuổi nhỏ Anh hùng”. Còn nhiều gương sáng khác tiêu biểu cho hàng trăm bông hoa 2 giỏi, quyết thắng trong toàn xã.

* Về công tác bảo vệ trị an, giữ vững trật tự trong xóm.

Qua 4 năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Thạch Hoà đã đạt được nhiều thành tích về giữa gìn an ninh, trấn áp bọn phản cách mạng trong địa phương. Suốt trong 4 năm xã không để xảy ra hiện tượng mất trật tự, an ninh, trộm cắp, mất mát. Dập tắt kịp thời những luận điệu xuyên tạc, tâm lý chiến của địch, xứng đáng với phần thưởng là đơn vị Công an quyết thắng 2 năm liền và cờ tặng của Bộ Công an.

* Về sản xuất và các mặt công tác khác.

Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Đảng bộ và nhân dân Thạch Hoà đã đoàn kết một lòng để tắhng giặc, thắng trời, bám đất, bám làng, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, ổn dịnh sinh hoạt, giành nhiều thành tích đáng kể.

*Về trồng trọt: Trong suốt 4 năm vẫn giữ vững cả về diện tích và sản lượng. Đặc biệt năm 1968, địch đánh phá ác liệt hơn cả nhưng diện tích không giảm mà năng suất đạt cao hơn các năm trước.

Về lúa: năm 1965: 15 tạ, năm 1968: 15 tạ /mẫu, HTX Hoà hợp đạt 16 tạ, về khoai: 1965: 50 tạ, 1968: 55 tạ/mẫu. Vụ khoai năm 1968 là vụ khoai lịch sử năng suất cao nhất từ trước tới nay của xã Thạch Hoà.

* Về thủy lợi: Đã có 70% diện tích được cải tạo, đắp được 14.669 m3 với 136. 420 ngày công. Năm 1968 là năm ác liệt nhất nhưng ngày công và khối lượng đất đạt khá hơn những năm trước. Và cũng là năm cải tạo đồng ruộng cao hơn cả.

* Về phân bón: Trong chiến tranh, vùng này chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về phân bón, nhưng cán bộ, xã viên HTX nông nghiệp đã khắc phục tạo ra nhiều nguồn phân như bào hoa dâu, tận dụng phân chuồng, nước tiểu… Bình quân các năm đều bón trên 20kh/sào.

* Về chăn nuôi: Đàn lợn và trâu bò tuy bị giết hại một số, nhưng số lượng hàng năm đều giữ vững và phát triển đều đặn, đảm bảo sức kép và ngùôn phân bón cho sản xuất - ở Bình Định đã mở trại chăn nuôi lợn tập thể.

* Về cây trồng: điển hình trong việc trồng cây là các cụ phụ lão, xã đã xây dựng được vườn ươm của Hoà Hợp xanh tốt. Toàn xã trồng được 5.200 cây sống, ươm được hàng vạn cây nhỏ, tăng thêm thu nhập cho xã viên.

* Các mặt khác:

Qua 4 năm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ chúng tưởng rằng biến đất nước ta trong đó có Thạch Hoà trở lại thời kỳ đồ đá- ngược lại các mặt văn hoá, xã hội đã phát triển mạnh mẽ.

Công tác y tế: Đội ngũ Y tế qua thử thách trong chiến đấu cũng được tôi luyện thêm cả phẩm chất cách mạng cũng như chuyên môn, năm 1968 tăng thêm 1 cán bộ.

Các công trình vệ sinh phúc lợi như giống, nước, nhà tắm so với năm đầu cuộc chiến tranh đã tăng gấp đôi.

- Công tác giáo dục: 4 năm liền duy trì tốt các lớp học. Số học sinh giỏi năm 1968 – 1969 tăng 30 em - mẫu giáo, vỡ lòng tăng 50 em so với 1965. Nhân dân đã bỏ ra hàng ngàn ngày công làm hầm hào, luỹ, sàn bom bi đảm bảo an toàn cho thầy trờ - Kết quả học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp đạt tỷ lệ 90 - 100%. Các lớp bổ túc văn hoá duy trì đều đặn.

Về văn hoá: Trong chiến tranh vẫn cất cao tiếng hát. Các đội văn nghệ vẫn thường xuyên hoạt động. Năm 1965 số lần biểu diễn văn nghệ 20 lượt. Năm 1968 là 18 lượt. Đội văn nghệ quần chúng xã được xếp loại 2 trong toàn huyện. Ở hội diễn văn nghệ 4 năm trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Về chấp hành các chủ trương chính sách:

Các chủ trương của Đảng trong 4 năm chống Mỹ, Thạch Hoà đã thực hiện tốt. Về lương thực, thực phẩm đã đảm bảo thiế do cấp trên quy định. Cung cấp đầy đủ thực phẩm đúng với yêu cầu trên đề ra.

- Về công tác gửi quỹ tiền tiết kiệm: Thạch Hoà đạt thành tích khá, được giữ cờ khá nhất toàn huyện. Hợp tác xã tín dụng được củng cố vững chắc. Ưu tiên mua sắm, giúp đỡ tận tình, thương yêu giải cấp, đùm bọc nhau …

- Về công tác xây dựng Đảng: Trong 4 ănm chiến tranh ác liệt Đảng bộ Thạch Hoà không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân tàon xã vượt qua khó khănm dành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần cho sự nghiệp cách mạng cứu nước đến toàn thắng. Đội ngũ đảng viên trong 4 năm đã tăng thêm 12 đồng chí trong đó 30 đồng chsi nữ và 12 đồng chí nam. Đào tựo được nhiều cán bộ công tác nhệt tình, có năng lực, trình độ hiện nay giữ các cương vị chủ chốt ở địa phương.

Bốn năm qua hàn ngũ cán bộ các ban ngành toàn xã đã được tôi luyện trong chiến đấu và sản xuất, ở những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp, từ đó thêm vững vàng và tiến bộ về mọi mặt, xứng đáng với long tin của toàn Đảng, toàn dân trong toàn xã.

Về thanh niên: Đã thực sự là cánh tay đắc lực của Đảng, xung phong, hăng hái trong các mặt công tác. Lực lượng dân quân du kích đã anh dũng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, hăng hái sản xuất trên đồng ruộng. Công tác giải quyết hậu quả do địch gây ra, vững tay súng, chắc tay càu, xứng đáng là lực lượng vũ trang của toàn dân trong xã.

Về các mẹ, các chị phụ nữ: đảm đang việc nhà, động viên chồng con tham gia chiến đấu, sản xuất trên đồng ruộng, trong gia đình, xứng đáng với bằng khen của Hội liên hiệp phụ nữ tặng.

Về các cháu thiếu niên nhi đồng: hăng hái trong phong trào làm nghìn việc tốt, xứng đáng là “cháu ngoan Bác Hồ”. Mỗi chặng đường chếin thắng đều ghi nhận sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong xã từ trẻ đến già. Điều đó đã khẳng định chắc chắn.

Qua 4 năm chống chiến tranh phá hoại của địch, toàn Đảng, toàn dân xã Thạch Hoà vô cùng tự hào với thành tích đạt được. Song giặc Mỹ vẫn ngoan cố chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, nhiệm vụ thống nhất đất nước chưa hoàn thành. Sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc còn đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong xã cố gắng gấp bội phần, cùng nhân dân cả nước chiến thắng giặc Mỹ ngoại xâm.

                                      ***

Thành tích khen thưởng trong 4 năm

- 1 Huân chương hạng nhất cho Đảng bộ và nhân dân Đại Nài

- 1 Huy chương chiến công hạng 3 cho phụ nữ dân quân.

- Thưởng Huy chương chiến công hạng 3 cho các đồng chí Lê Thị Yên, Dương Thị Tuyết và 10 cô gái núi Nài.

- 16 bằng khen và 40 giấy khen của UBND tỉnh

- 80 giấy khen của UBND các cấp

- 1 bằng khen của Chính phủ tặng phong trào giáo dục xã.

- 1 bằng khen của Chính phủ tặng phong trào giáo dục xã.

- 1 băng khen của UBND tỉnh và Hội LHPN  Việt Nam tặng phụ nữ xã.

- 1 băng khen của Ty công an

- 3 huy chương của Bác

- Uỷ ban nhân dân xã đạt danh hiệu vững mạnh toàn diện.

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 287.888
Online: 27
ipv6 ready